Có gì mới?
Blue
Red
Green
Orange
Voilet
Slate
Dark

(Hỏi) Mua lại xe máy đang trả góp chưa đăng ký cavet có hợp pháp không?

Thainvq

HR New Member
Tham gia
Bài viết
1
Điểm tương tác
0
Offline
Cho em hỏi:
Trường hợp.
Nguyễn Văn A có mua xe máy trả góp ngân hàng.
Sau khi lấy xe A không đăng ký xe mà đi cầm tại 1 tiệm cầm đồ B (CMND photo, Hợp đồng trả góp, Hóa đơn mua hàng, Hợp đồng cầm xe)
1 Tháng quá hạn cầm cố A không chuộc lại xe máy và tiệm cầm đồ B muốn thanh lý xe của A.
Việc em mua lại xe của A từ tiệm cầm đồ B có hợp pháp hay không? Và có thể đăng ký chính chủ xe được k?
 

hrspring.tides

Administrator
Staff member
Tham gia
Bài viết
12,110
Điểm tương tác
85
Offline
Cho em hỏi:
Trường hợp.
Nguyễn Văn A có mua xe máy trả góp ngân hàng.
Sau khi lấy xe A không đăng ký xe mà đi cầm tại 1 tiệm cầm đồ B (CMND photo, Hợp đồng trả góp, Hóa đơn mua hàng, Hợp đồng cầm xe)
1 Tháng quá hạn cầm cố A không chuộc lại xe máy và tiệm cầm đồ B muốn thanh lý xe của A.
Việc em mua lại xe của A từ tiệm cầm đồ B có hợp pháp hay không? Và có thể đăng ký chính chủ xe được k?

Trường hợp này nếu giấy tờ xe là chủ sở hữu của công ty thì em sẽ bị liên quan em nhé.

điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể như sau:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.


2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Đối với chủ tiệm cầm đồ, do xe máy là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu mà chủ tiệm lại nhận cầm cố chiếc xe của bạn từ 1 người khác nên đây là giao dịch dân sự vô hiệu. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì chủ tiệm cầm đồ sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, cụ thể như sau:
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Kinh doanh không đúng ngành, nghề, địa điểm ghi trong giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;

b) Thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh mà không có văn bản thông báo với cơ quan có thẩm quyền;

c) Cho mượn, cho thuê, mua, bán giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;


d) Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó;

đ) Nhận cầm cố tài sản nhưng không có hợp đồng theo quy định;

e) Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có giấy ủy quyền hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;

g) Bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền;

h) Hoạt động kinh doanh vũ trường, trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài, casino nhưng không có bảo vệ là nhân viên của công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định;


Điều 250 Bộ Luật hình sự quy định về Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, như sau:

Điều 323. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;

d) Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.`



Như vậy, nếu người mua xe SH biết được chiếc xe này do trộm cắp mà có được (biết trước thời điểm mua nhưng sau thời điểm thực hiện hành vi trộm cắp) nhưng vẫn quyết định mua thì người mua xe SH có thể sẽ phạm tội “chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” Tùy vào tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, người mua xe SH có thể sẽ phải chịu những hình phạt khác nhau.

Trường hợp 2: người mua xe SH thỏa thuận trước, hứa hẹn trước với người bán xe SH về việc sẽ mua chiếc xe này sau khi trộm cắp được.

Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Đồng phạm, như sau:


Điều 17. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.



Về nguyên tắc, những người đồng phạm trong cùng 1 tội phạm sẽ bị xử lý như nhau. Song có thể căn cứ vào tính chất hành vi của từng người phạm tội cũng như các tình tiết giạm nhẹ hoặc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, mà mỗi người đồng phạm có thể sẽ có mức hình phạt khác nhau. Bộ Luật Hình sự 2015 có quy định cụ thể tại Điều 58 như sau:

Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.



Như vậy, nếu người bạn của bạn biết trước về hành vi trộm phạm tội của người bán xe SH kia nhưng vẫn quyết định mua xe hoặc thỏa thuận, hứa hẹn trước với người này về việc sẽ mua xe sau khi trộm cắp được, thì người bạn của bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mỗi tội danh tương ứng.

Điều 127 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa:

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.


Như vậy, hợp đồng mua bán xe giữa bạn của bạn và người bán xe SH sẽ vô hiệu do có yếu tố lừa dối, giả tạo. Theo quy định tại Điều 131 BLDS thì khi giao dịch dân sự vô hiệu các bên sẽ trả lại cho nhau những gì đã nhận.

Phòng tư vấn Pháp luật SprinGO
 

codevn_fb_comment

Top Bottom