KHÓA HỌC NHÂN SỰ VÀ KỸ NĂNG MỀM SẮP KHAI GIẢNG TẠI SPRINGO! Tìm hiểu thêm

  • hot.gif ĐỪNG BỎ LỠ: mui_ten_1.gif

Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số

trandominhtrang

HR New Member
0
0
0
Ghé thăm trang
Xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số  - Ảnh 1.


Triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyển đổi số


Mục tiêu của Đề án nhằm cung cấp công cụ đo lường, xác định và theo dõi mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp, so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành; giúp doanh nghiệp tiếp cận chuyển đổi số theo các tiêu chí định tính làm cơ sở để xây dựng kế hoạch và lộ trình chuyển đổi số phù hợp.

Đồng thời, tạo lập, cập nhật cơ sở dữ liệu về chuyển đổi số doanh nghiệp giúp các cơ quan chức năng có cơ sở đưa ra kế hoạch và giải pháp phù hợp để quản lý và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp nói chung, phát triển kinh tế số; tìm ra những điển hình thực tiễn về chuyển đổi số trong doanh nghiệp để làm bài học kinh nghiệm hoặc nhân rộng trên cả nước.

Xây dựng Cổng thông tin Mạng lưới tư vấn viên ngành Thông tin và Truyền thông



Một trong những nội dung của Đề án là xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Trong đó, xây dựng Cổng thông tin Mạng lưới tư vấn viên ngành Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ https://dbi.gov.vn (Cổng DBI) để đăng ký, công nhận tư vấn viên; quản lý, giám sát, đánh giá hoạt động của các tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên ngành Thông tin và Truyền thông; cung cấp thông tin về Mạng lưới tư vấn viên và công cụ hỗ trợ tư vấn viên, doanh nghiệp đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp đảm bảo các yêu cầu sau:

- Là kênh đầu mối cung cấp, cập nhật thông tin về chuyển đổi số doanh nghiệp của Bộ Thông tin và Truyền thông; công bố tiêu chí công nhận cá nhân, tổ chức tư vấn lĩnh vực thông tin và truyền thông; tiếp nhận đăng ký, công nhận, công bố, cập nhật danh sách, dữ liệu tư vấn viên thuộc Mạng lưới tư vấn viên ngành Thông tin và Truyền thông.

- Là công cụ kết nối doanh nghiệp với các chương trình, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyển đổi số.

- Là công cụ quản lý, giám sát, đánh giá hoạt động Mạng lưới tư vấn viên, quản lý và theo dõi tiến độ, tiến trình, mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp theo thời gian, đồng thời bám sát, giám sát, theo dõi và hỗ trợ doanh nghiệp đạt được các mục tiêu, tiêu chí về chuyển đổi số.

- Cung cấp kho học liệu số và thông tin các khóa bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

- Cung cấp các bài học kinh nghiệm, các câu chuyện thành công, giới thiệu điển hình về chuyển đổi số doanh nghiệp để lan tỏa trong cả nước.

- Tạo lập cơ sở dữ liệu chuyển đổi số doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh làm cơ sở để hoạch định chính sách, kế hoạch, chương trình thúc đẩy chuyển đổi số.

- Tạo lập hệ sinh thái kết nối an toàn, tin cậy giữa các bên: cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh… và chuyên gia tổ chức tư vấn, các doanh nghiệp cung cấp giải pháp nền tảng số phục vụ chuyển đổi số doanh nghiệp.

- Tạo lập kết nối và đồng bộ dữ liệu trực tuyến giữa Cổng DBI (tại địa chỉ https://dbi.gov.vn) và Cổng thông tin và cơ sở dữ liệu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (tại địa chỉ https://digital.business.gov.vn) theo khuôn khổ các nội dung thỏa thuận giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thông tin và Truyền thông.

Triển khai các chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh chuyển đổi số



Một nội dung khác của Đề án là tổ chức lựa chọn và huy động các nền tảng số Việt Nam xuất sắc tham gia chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh chuyển đổi số; Xây dựng và cung cấp thông tin qua Cổng thông tin Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.

Triển khai các giải pháp, chính sách hỗ trợ về công nghệ, thông tin, tư vấn và đào tạo, hỗ trợ chuyển đổi từ hộ kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và hỗ trợ tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị và các giải pháp, chính sách hỗ trợ khác theo quy định.

Thúc đẩy các doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ kinh doanh tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính toàn diện, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi.

Tăng cường xã hội hóa việc hỗ trợ, tham gia đóng góp nguồn lực trong cung ứng sản phẩm dịch vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Minh Đức



Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp
(Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân)

Continue reading...
 
Related threads

Facebook Comment

Similar threads

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Thuật ngữ "quản lý nguồn nhân lực" đã được sử dụng phổ biến trong khoảng mười đến mười lăm năm trở lại đây. Trước đó, lĩnh vực này thường được gọi là "quản lý nhân sự". Các cột mốc lịch sử trong phát triển HRM Frederick Taylor, được biết đến là cha...
Trả lời
0
Xem
11
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga Đoàn đại biểu tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Phân ban Việt...
Trả lời
0
Xem
1
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh hải Dương đã huy động lực lượng trợ giúp nhân dân phòng, chống bão, di chuyển người, tài sản Khu vực tỉnh Hải Dương đã có mưa vừa đến mưa to, tổng lượng lượng mưa từ 19h ngày 6/9 đến 19h ngày 7/9 phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 150mm (cao nhất ở Ninh...
Trả lời
0
Xem
1

Xem thêm

Phấn đấu 100% quy định pháp luật về doanh nghiệp, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được thông tin kịp thời, đầy đủ - Ảnh: VGP/LS Theo TS. Trần Minh Sơn, Trưởng Văn phòng Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành (Bộ Tư pháp) giới thiệu cho các đại biểu về các nội dung chính của Đề án "Nâng...
Trả lời
0
Xem
36
Bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Hội thảo. Ngày 16/8, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đồng chủ trì Hội thảo quốc tế về Quản lý hệ sinh thái dữ liệu, quản trị và giám hộ dữ liệu. Mục tiêu...
Trả lời
0
Xem
23
Bộ Xây dựng đã có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường tổ chức triển khai hoạt động, nhiệm vụ trong công tác cấp nước phòng cháy, chữa cháy (PCCC). Trong thời gian này, Bộ Xây dựng đang phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, sửa đổi các quy định pháp luật...
Trả lời
0
Xem
69
(Chinhphu.vn) – Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn và tin tưởng rằng, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh sẽ phát huy hơn nữa tinh thần tự lực, tự cường, vươn lên mạnh mẽ từ nội lực của mình, trở thành một hệ thống đại học “chất lượng cao”, trong nhóm đầu châu Á và thế giới, xứng tầm với sự...
Trả lời
0
Xem
269
(Chinhphu.vn) - Trong suốt 15 năm qua, Vinamilk đã xây dựng nên hệ thống 13 trang trại chuẩn quốc tế khắp Việt Nam, góp phần chủ động vùng nguyên liệu, giúp cung cấp hơn 1 triệu lít sữa tươi mỗi ngày. Năm 2007, trang trại bò sữa đầu tiên của Vinamilk đi vào hoạt động tại Tuyên Quang - Ảnh...
Trả lời
0
Xem
288

Zalo Comment:

SPRINGO ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ HỌC CỦA DOANH GIỚI & DOANH NGHIỆP

3 / 12
Ký hợp đồng tư vấn với công ty Chí Công...
5 / 12
Ký hợp đồng tư vấn quản trị nhân sự với Nhựa Hoàng Hà...
6 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Công ty Wilson...
7 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Công ty TDC...
11 / 12
Ký hợp đồng tư vấn quản trị nhân sự với Nhựa Hoàng Hà...
12 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Hệ thống lương 3P...

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa Thời gian qua, báo chí đưa tin phản ánh về tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc tiếp tục diễn biến phức tạp tại các địa phương. Đây là nguyên nhân dẫn đến các chủng virus cúm gia cầm và các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác xâm nhiễm từ nước ngoài vào Việt Nam, gây ra dịch bệnh, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm, sức khỏe người dân, gây bức xúc trong xã hội. Ngày 18/9, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C05) - Bộ Công an về việc phối hợp tăng cường kiểm soát, ngăn chặn vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới. Theo đó, Bộ NN&PTNT đề nghị Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng: quản lý thị trường, hải quan, thú y và chính quyền địa phương đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, chưa có kiểm dịch của cơ quan thú y. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường tại các địa phương lập chuyên án, đấu tranh với các đối tượng vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu qua biên giới; phối hợp, hỗ trợ xử lý số lượng gia cầm, sản phẩm gia cầm vận chuyển trái phép, buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, bảo đảm an toàn thực phẩm. Tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng trong kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các chợ đầu mối để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép. Cũng trong ngày 18/9, Bộ NN&PTNT đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố: Lạng Sơn, Hải Dương, Hà Nội và Bắc Giang đề nghị tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát, đặc biệt tại các chợ đầu mối để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép. Trường hợp bắt được các lô hàng động vật, sản phẩm động vật vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy ngay (trước khi tiêu hủy lấy mẫu gửi các cơ quan thú y để xét nghiệm bệnh). Giao các cơ quan, lực lượng chức năng của địa phương khẩn trương thành lập các chuyên án, điều tra, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân về sự nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm và tác hại khi buôn bán, vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc. Chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 của địa phương chủ động triển khai các hoạt động, giải pháp ngăn chặn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật; phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y các cấp và tổ chức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của pháp luật hiện hành. Các tỉnh, thành phố chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép, không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan báo chí của địa phương tăng cường tuyên truyền về nguy cơ các dịch bệnh động vật nguy hiểm xâm nhiễm từ nước ngoài thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật trái phép; tuyên truyền nhân dân không tham gia, không tiếp tay cho việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trái phép, không rõ nguồn gốc. Đỗ Hương Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp (Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân) Continue reading...
Ngày 17-9, theo Cổng thông tin COVID-19 TP Cần Thơ, trong ngày TP này ghi nhận thêm 36 ca nhiễm COVID-19. Trong số 36 ca mới, quận Ninh Kiều có 16 ca, Thốt Nốt 9 ca, Bình Thủy 5 ca, các quận Cái Răng, Ô Môn và các huyện Vĩnh Thạnh, Phong Điền mỗi nơi một ca, hai ca ngoại tỉnh. Cạnh đó, trong ngày Cần Thơ có thêm 52 ca đã khỏi bệnh. Tính từ ngày 8-7 đến nay, TP Cần Thơ đã có 5.118 ca nhiễm COVID-19, trong đó đã có 4.217 ca khỏi bệnh. Lực lượng y tế ở Cần Thơ đến nhà lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân. Ảnh: BCĐ quận Bình Thủy Cùng ngày, tỉnh Trà Vinh không có ca nhiễm COVID-19 mới. Đến nay Trà Vinh có 1.475 ca nhiễm nhưng đã có 1.140 được điều trị khỏi và 20 ca tử vong. Còn tại tỉnh Vĩnh Long, hôm nay tỉnh này ghi nhận thêm 3 ca nghi nhiễm nhưng đều là công dân từ TP.HCM về đã được cách ly từ trước. Tính từ ngày 9-7, Vĩnh Long có tổng cộng 2.137 ca nhiễm, đã điều trị khỏi 2.074 trường hợp và có 44 ca tử vong. Theo Tiểu ban thông tin, tuyên truyền tỉnh Đồng Tháp, trong ngày tỉnh ghi nhận 35 ca dương tính, thêm 110 bệnh nhân xuất viện và 1 ca tử vong. Như vậy đến nay, Đồng Tháp đã phát hiện 8.086 ca nhiễm COVID-19 trong đó đã điều trị khỏi cho 6.903 bệnh nhân và 192 ca tử vong. Về công tác tiêm vaccine, trong ngày tỉnh triển khai tiêm được 3.666 liều (đợt 9 và 10). Lũy kế đến nay tỉnh đã tiêm được 349.342 liều (tiêm mũi 1 là 309.451 liều). UBND các huyện, TP của tỉnh tiếp tục thực hiện chi hỗ trợ cho 1.105 lao động với số tiền hơn 1,6 tỉ đồng; 358 hộ với số tiền hơn 1 tỉ đồng. Tổng số tiền mà địa phương đã chi hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng dịch COVID-19 đến nay đã hơn 100 tỉ đồng. Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bến Tre, trong ngày tỉnh ghi nhận thêm 1 ca mắc COVID-19 mới trong khu cách ly tại xã Nhuận Phú Tân, huyện Mỏ Cày Bắc; 13 ca ra viện. Tính đến nay, toàn tỉnh Bến Tre đã có 1.857 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 1.705 ca ra viện, 48 ca tử vong. Theo Sở Y tế tỉnh Hậu Giang, tính đến sáng 17-9, tỉnh ghi nhận 499 ca mắc COVID-19, trong đó đã điều trị khỏi 413 ca, hiện đang cách ly điều trị 82 ca. Liên quan quan đến ổ dịch mới ghi nhận ở thị xã Long Mỹ, thống kê đến chiều 17-9, ngành chức năng đã thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho 6.500 người dân xã Long Trị A, đạt tỉ lệ hơn 94%; tại xã Long Phú đã test nhanh cho 9.655 người, đạt tỉ lệ khoảng 93%. Tính đến ngày 15-9, Hậu Giang đã triển khai tiêm được 128.087 liều vaccine phòng COVID-19, có 91.967 tiêm mũi 1 và 36.120 người tiêm mũi 2. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Sóc Trăng cho biết trong ngày tỉnh ghi nhận hai trường hợp nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc trên toàn tỉnh lên 1.019 ca. Cạnh đó, Chỉ huy trưởng trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh cũng đã ra văn bản yêu cầu tăng cường kiểm soát người ngoài tỉnh và địa phương. Theo đó, tăng cường hoạt động của các chốt kiểm soát dịch, đảm bảo kiểm soát chặt người và phương tiện ra, vào địa bàn. Đồng thời, phát huy vai trò của tổ COVID-19 cộng đồng để giám sát việc chấp hành thực hiện quy định phòng, chống dịch của người dân. Thông tin từ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang, trong ngày 17-9 tỉnh có thêm 118 ca mắc COVID-19 mới, trong đó có 7 ca trong cộng đồng, các ca còn lại trong khu cách ly phong tỏa. Tính đến nay, tỉnh đã có tổng số 12.760 ca F0, trong đó, 9.566 ca đã được điều trị khỏi, 322 ca tử vong. Trong ngày, bốn địa bàn của tỉnh không có ca mắc mới là các huyện Tân Phú Đông, Gò Công Tây, Cai Lậy, và thị xã Gò Công. Hai địa bàn không có ca mắc mới ngoài cộng đồng là huyện Tân Phước và Thị xã Cai Lậy. Toàn tỉnh có 16 xã, phường, thị trấn chưa có ca F0 từ đầu mùa dịch đến nay. Theo Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 tỉnh An Giang, hôm nay tỉnh ghi nhận 143 ca nhiễm, trong đó nhiều nhất là huyện An Phú với 70 ca. Tổng số trường hợp nhiễm COVID-19 trên địa bàn tỉnh từ ngày 15-4 đến nay là 3.321, đã có 1.930 trường hợp khỏi bệnh. Tối 17-9 thêm 11.506 ca mắc, tăng hơn 1.000 ca so với hôm qua (PLO)- Hôm nay, số ca nhiễm trên cả nước tăng thêm 11.506 ca, trong đó hơn nửa là ca cộng đồng. Cần Thơ thông tin về vụ 57 trẻ dưới 18 tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19 (PLO)- Lãnh đạo quận Thốt Nốt (Cần Thơ) khẳng định thông tin 57 trẻ dưới 18 tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19 là đúng và đang làm quy trình xử lý kỷ luật Giám đốc Trung tâm y tế quận. Continue reading...
Lực lượng công an đề nghị các trường đẩy mạnh việc phổ biến quy chế thi, cách nhận diện các thiết bị gian lận thi cử cho giáo viên, học sinh để kịp thời ngăn chặn Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn cho biết, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập của Hà Nội năm học 2023-2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 10 và 11/6 với gần 110.000 thí sinh dự thi. Hà Nội dự kiến bố trí khoảng 210 điểm thi với hơn 4.300 phòng thi. Còn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 diễn ra vào ngày 28 và 29/6 với khoảng 102.000 thí sinh đăng ký dự thi, dự kiến bố trí 188 điểm thi với hơn 4.100 phòng thi. Hiện nay, Sở GD&ĐT Hà Nội đã phối hợp với Công an TP. Hà Nội có phương án xác minh nơi thường trú, cư trú của thí sinh dự tuyển; hướng dẫn các nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh học quy chế thi. Công an TP. Hà Nội cũng cho biết, đơn vị đang tăng cường nắm bắt thông tin về tình hình mua, bán các thiết bị gian lận tại các kỳ thi và có phương án phòng ngừa. Lực lượng công an cũng đề nghị các trường đẩy mạnh việc phổ biến quy chế thi, cách nhận diện các thiết bị gian lận thi cử cho giáo viên, học sinh để kịp thời ngăn chặn. Theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2023 sửa đổi vừa được Bộ GD&ĐT ban hành ngày 28/3, các thí sinh chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và Atlat Địa lý Việt Nam khi thi môn Địa lý. Như vậy, thí sinh không được mang các loại máy ghi âm, ghi hình, dù chỉ có chức năng ghi thông tin, không thể nghe, xem hay truyền tín hiệu - điều mà quy định hiện hành cho phép. Ngoài ra, thay vì cho thí sinh rời khu vực thi sau khi hết 2/3 thời gian tự luận, dự thảo quy chế yêu cầu thí sinh ở tại phòng chờ trong suốt thời gian còn lại của buổi thi. Các em vẫn phải nộp lại bài kèm đề thi và giấy nháp cho cán bộ coi thi trước khi ra khỏi phòng và di chuyển đến phòng chờ. Trong các kỳ thi lớn sắp tới, các điểm thi của Hà Nội sẽ chuẩn bị phòng thi riêng để bố trí cho thí sinh thuộc diện F0 ngồi dự thi, tiếp tục duy trì các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và dịch sốt xuất huyết. Nhật Nam Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp (Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân) Continue reading...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần mở rộng mô hình kết nối du lịch "một con đường, nhiều điểm đến" theo địa lý vùng, miền sang các chuỗi sản phẩm du lịch mang tính bổ trợ lẫn nhau - Ảnh: VGP/Minh Khôi Phó Thủ tướng nhấn mạnh Quy hoạch hệ thống du lịch là cơ sở quan trọng để khắc phục tồn tại, hạn chế, yếu kém, đồng thời tạo đột phá cho ngành du lịch đi trước một bước trong thực hiện chuyển đổi xanh cho các ngành kinh tế. Những vấn đề đặt ra đối với Quy hoạch hệ thống du lịch là xác định rõ nội hàm, yếu tố cấu thành; cơ chế vận hành, liên kết với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng; kết nối giữa du lịch và các ngành kinh tế khác. Phấn đấu trở thành điểm đến nổi bật toàn cầu Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết, Quy hoạch dựa trên một số quan điểm là: Du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP; phát triển du lịch quốc tế đồng thời với tăng cường khai thác có hiệu quả du lịch nội địa; phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế quốc gia; gắn du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc, chuyển đổi số… Phấn đấu đến năm 2030, du lịch Việt Nam đón 35 triệu lượt khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13-15%/năm; đón 160 triệu lượt khách nội địa, tốc độ tăng trưởng khách nội địa từ 4-5%/năm. Đóng góp của du lịch trong GDP đến năm 2030 đóng góp trực tiếp từ 10-11% GDP; tạo ra khoảng 6,5 triệu việc làm, trong đó khoảng 2,2 triệu việc làm trực tiếp. Du lịch Việt Nam phấn đấu đến năm 2045 trở thành điểm đến nổi bật toàn cầu, trong nhóm quốc gia phát triển du lịch hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương; dự kiến đón 70 triệu khách quốc tế, 260 triệu khách nội địa, tổng thu đạt khoảng 7.245 nghìn tỷ đồng; đóng góp 12-13% GDP. Cùng với định hướng phát triển thị trường (nội địa và quốc tế), Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho biết, các dòng sản phẩm chính là du lịch biển; giá trị văn hóa vùng miền; du lịch sinh thái; sản phẩm du lịch gắn với trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội…; các loại hình du lịch mới (du lịch kết hợp chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe; du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch công nghiệp; du lịch thể thao…);… Định hướng phát triển không gian du lịch gồm 6 vùng, 2 cực tăng trưởng, 8 khu vực động lực, 5 hành lang du lịch, 9 trung tâm du lịch và các khu du lịch quốc gia. Các lĩnh vực ưu tiên tập trung vào những điểm nghẽn, điểm yếu của du lịch Việt Nam như hạ tầng và cơ sở vật chất điểm đến, lưu trú; khả năng kết nối liên ngành, liên vùng; sản phẩm và thương hiệu du lịch quốc gia; nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá và phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch. Theo đó, có 9 nhóm giải pháp được đề xuất nhằm thực hiện quy hoạch liên quan đến cơ chế, chính sách; tổ chức quản lý hoạt động du lịch; liên kết, hợp tác trong phát triển; phát triển thị trường, sản phẩm; quảng bá, xúc tiến; phát triển nguồn nhân lực; ứng dụng khoa học công nghệ; bảo vệ tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu và các giải pháp khác. Các ý kiến tại phiên họp cho rằng cần cập nhật, đánh giá tác động của kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, thông minh… đến định hướng phát triển du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên trong cấu trúc phát triển mới - Ảnh: VGP/Minh Khôi Tăng cường kết nối liên ngành, liên vùng Cho ý kiến phản biện về báo cáo quy hoạch, các chuyên gia chỉ ra nhiều bất cập như dự báo về phát triển du lịch Việt Nam, nhất là kết quả tăng trưởng về số lượng khách quốc tế và nội địa trong các kịch bản cùng với tốc độ, tỉ lệ tăng trưởng của du lịch, chưa có sức thuyết phục cao; chưa chỉ rõ tính khả thi, hiệu lực của cơ chế kết nối liên vùng, liên tỉnh, liên ngành. Các ý kiến phản biện cũng gợi ý về việc cân nhắc và làm rõ khâu đột phá, tạo ra sự khác biệt của du lịch hiện nay với xu thế chuyển đổi số, chuyển đổi xanh; cơ cấu của nguồn nhân lực du lịch để có kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu, tránh mất cân đối… "Quy hoạch phải cập nhật, đánh giá tác động của kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, thông minh… đến định hướng phát triển du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, ưu tiên trong cấu trúc phát triển mới", TS. Trần Đình Thiên trao đổi. Chia sẻ nhiều bài học, kinh nghiệm trong phát triển du lịch, đại diện các địa phương cho rằng Quy hoạch cần định vị rõ hơn các nhóm sản phẩm du lịch mang thương hiệu quốc gia, quốc tế ở các vùng, địa phương; khai thác sản phẩm của ngành công nghiệp văn hoá trong phát triển du lịch; liên kết phát triển chuỗi sản phẩm và xúc tiến du lịch; tăng cường phối hợp giữa du lịch với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ đi kèm của ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội khác; bổ sung thêm các trung tâm, cực tăng trưởng du lịch vào Quy hoạch… Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp thu đầy đủ các ý kiến, hoàn thiện Quy hoạch hệ thống du lịch có chất lượng, đổi mới, đột phá và có khát vọng vươn lên - Ảnh: VGP/Minh Khôi Đi đầu và thúc đẩy các ngành khác chuyển đổi xanh Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Quy hoạch hệ thống du lịch là một bước cụ thể hoá các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển các vùng kinh tế-xã hội, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng; thể hiện quan điểm du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, tiên phong đi đầu và thúc đẩy các ngành khác chuyển đổi xanh… Những nội dung được nêu trong Quy hoạch phải là kết quả nghiên cứu khoa học, trên cơ sở thông tin điều tra, đánh giá nguyên nhân tồn tại, hạn chế khi thực hiện quy hoạch du lịch trước đây theo tiêu chí cụ thể; đồng thời xác lập, giải quyết mối quan hệ giữa du lịch với các ngành, lĩnh vực công nghiệp văn hoá, giao thông, dịch vụ thương mại, thuế quan, nông nghiệp, môi trường, an toàn thực phẩm, nhận thức của cộng đồng, xã hội…, cũng như giữa các địa phương, vùng miền. "Quy hoạch cần đặt ra những mục tiêu cao hơn, mang tính thách thức để có những giải pháp, điểm nhấn đột phá", Phó Thủ tướng lưu ý. Về tổ chức không gian du lịch, Phó Thủ tướng cho rằng cần mở rộng mô hình kết nối du lịch "một con đường, nhiều điểm đến" theo địa lý vùng, miền sang các chuỗi sản phẩm du lịch mang tính bổ trợ lẫn nhau từ vùng núi đến miền biển, từ các di sản, di tích văn hoá, lịch sử đến cảnh sắc thiên nhiên, và học hỏi, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Phó Thủ tướng cũng gợi mở hướng phát triển thị trường, sản phẩm du lịch; tiêu chí của các trung tâm du lịch quốc gia; chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp của ngành du lịch; dự báo nhu cầu và phương án đào tạo nhân lực du lịch; thúc đẩy chuyển đổi số nhằm cung cấp dịch vụ tốt nhất cho du khách, đổi mới phương thức quản trị; đề xuất cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ điểm nghẽn về nguồn lực đầu tư, đất đai, tài chính, kết nối liên ngành, liên vùng,… "Đơn vị tư vấn cần tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp tại phiên họp, của các hội đồng vùng, các địa phương, hiệp hội doanh nghiệp du lịch, tổ chức xã hội, nghề nghiệp… hoàn thiện Quy hoạch hệ thống du lịch có chất lượng, đổi mới, đột phá và có khát vọng vươn lên", Phó Thủ tướng nói. Minh Khôi Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp (Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân) Continue reading...
Từ 8 giờ 30 ngày 23-8, TP Đà Nẵng cho phép hoạt động giao nhận hàng hóa thuộc các đơn vị cung ứng hàng hóa và những người giao hàng công nghệ (gọi chung là shipper) được giao hàng cho các hộ gia đình có nhu cầu. Thời gian hoạt động đến 20 giờ cùng ngày; các ngày sau đó hoạt động từ 6 giờ đến 20 giờ mỗi ngày. Hàng hóa được phép giao nhận, vận chuyển gồm: lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu từ các trung tâm thương mại, các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, công ty thương mại đầu mối. Shipper các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi tại Đà Nẵng được hoạt động giao hàng thiết yếu từ ngày 23-8 Shipper phải đảm bảo các điều kiện: Đã tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin Covid-19; xét nghiệm định kỳ 3 ngày/1 lần bằng phương pháp PCR; tuân thủ nghiêm 5K và mặc trang phục bảo hộ của ngành y tế; có thẻ nhận diện tham gia giao thông do Công an TP Đà Nẵng cấp kèm giấy tờ tùy thân và các giấy tờ xác nhận đã tiêm vắc-xin, đã xét nghiệm. Tính đến hết ngày 22-8, TP Đà Nẵng đã thông qua danh sách cho khoảng gần 800 shipper của các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi, công ty thương mại đầu mối trên địa bàn đủ điều kiện được hoạt động. Tại siêu thị Coopmart Đà Nẵng, đường Điện Biên Phủ, quận Thanh Khê, sáng 23-8, các shipper của đơn vị được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ để tham gia hoạt động giao hàng theo quy định Để tham gia hoạt động giao hàng, shipper phải tuân thủ 5K và mặc trang phục bảo hộ y tế trong quá trình làm việc Shipper nhận hàng hóa theo đơn đặt hàng của người dân Ông Lê Quang Thanh, Phó Giám đốc Coopmart Đà Nẵng cho biết hiện tại siêu thị vẫn đảm bảo cung ứng các mặt hàng rau, củ, quả từ các nhà cung cấp ở TP Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng, TP Hội An - tỉnh Quảng Nam và huyện Hòa Vang - TP Đà Nẵng. Siêu thị đang khan hiếm nguồn cung hải sản do cảng cá Thọ Quang vẫn còn đóng cửa. Bên cạnh đó, các mặt hàng như trái cây, các loại rau gia vị hiện cũng khan hiếm. Nói về việc giao hàng của siêu thị, ông Thanh cho hay bình thường đơn vị chỉ có khoảng 5 người làm ở vị trí shipper. Trước tình hình thực tế này, siêu thị đã tăng cường thêm nhân viên để hoạt động giao hàng và hiện tại đã có 30 shipper đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan chức năng. Hiện tại, siêu thị Coopmart Đà Nẵng chủ yếu nhận đặt hàng ở quận Thanh Khê và Liên Chiểu - TP Đà Nẵng Hiện tại Coopmart Đà Nẵng đã ngừng nhận đơn trong ngày 23-8 từ giữa buổi sáng vì số đơn đặt từ sáng sớm đã quá tải Dưới thời tiết nắng nóng, các shipper vẫn tuân thủ đúng quy định 5K và trang phục bảo hộ để giao hàng đến các hộ dân có nhu cầu Hàng hóa được giao là lương thực, thực phẩm hàng thiết yếu Trong 7 ngày thực hiện "ai ở đâu thì ở đó", người dân TP Đà Nẵng sử dụng nguồn lương thực, thực phẩm tự dự trữ đồng thời đặt hàng qua tổ dân phố. Ông Lê Đình Hiến, nhân viên giao hàng của Coopmart Đà Nẵng, cho biết để đáp ứng nhu cầu của người dân, đội ngũ giao hàng đã cố gắng hết sức và làm việc hết công suất. "Chúng tôi ý thức thực hiện đúng 5K và cả trang phục y tế. Trong giai đoạn này, chúng tôi động viên nhau cố gắng để có thể giao hàng cho bà con một cách nhanh nhất" - ông Hiến nói. Trước đó, từ 8 giờ ngày 16-8 đến 8 giờ ngày 23-8, TP Đà Nẵng thực hiện dừng tất cả các hoạt động trên địa bàn, thực hiện nghiêm nguyên tắc "ai ở đâu ở đó", người dân không được ra khỏi nhà, thực hiện cách ly tuyệt đối nhà với nhà. Các cơ quan, công sở, đơn vị giảm tối đa số lượng người làm việc tại trụ sở, chỉ cử người ở lại làm những công việc thật sự cần thiết, trừ các lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống dịch. Các doanh nghiệp sản xuất tại các khu công nghiệp và khu công nghệ cao được phép hoạt động và chỉ được tối đa 30% số lượng người lao động tại đơn vị; tất cả các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải đảm bảo tổ chức "3 tại chỗ" (làm việc tại chỗ - ăn uống tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ). Tiếp đó, UBND TP Đà Nẵng đã có quyết định tiếp tục kéo dài biện pháp này thêm 3 ngày nữa, kể từ 8 giờ ngày 23-8. 7 ngày phong tỏa với 2 đợt xét nghiệm tách hàng trăm F0 Trong 7 ngày thực hiện "ai ở đâu thì ở đó", ngành y tế Đà Nẵng đã tiến hành 2 đợt xét nghiệm toàn dân. Đợt 1 từ ngày 16 đến 18-8, xét nghiệm 360.332 lượt người (đạt tỷ lệ 101,1%): phát hiện 142 ca mắc; trong đó: khu vực phong tỏa: 55 ca, đại diện hộ gia đình: 81 ca, lực lượng phòng, chống dịch các cấp, cung ứng hàng hóa: 6 ca. Đợt 2 từ ngày 19 đến 22-8, đã xét nghiệm 373.283 lượt người (đạt tỷ lệ 102,41%): phát hiện 140 ca mắc; trong đó: khu vực phong tỏa: 48 ca, đại diện hộ gia đình: 92 ca. B.Vân '' Continue reading...
Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 18-22/3/2024. Tạo sự chuyển biến tích cực trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 32/NQ-CP ngày 20/3/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 ngày 18/9/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Kế hoạch nhằm thống nhất chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương trong việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 20/3/2024 yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng. Công điện yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng thế giới và trong nước để khẩn trương thực hiện ngay các giải pháp theo quy định để bình ổn, ổn định thị trường vàng; đánh giá toàn diện, phân tích kỹ lưỡng và có các giải pháp hiệu quả, kịp thời, đúng quy định, theo nguyên tắc thị trường để xử lý ngay tình trạng chênh lệch giữa giá vàng miếng trong nước và vàng quốc tế ở mức cao trong thời gian qua, không để tình trạng "vàng hóa" nền kinh tế, không để tác động tiêu cực đến tỷ giá, lãi suất, thị trường tiền tệ, ngoại hối và an toàn, an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia... Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 236/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch là xây dựng Lạng Sơn trở thành tỉnh biên giới có kinh tế phát triển, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, môi trường sinh thái được bảo đảm, là một trong các cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng trung du và miền núi phía Bắc, là "cầu nối" ngày càng quan trọng trong kết nối kinh tế, thương mại giữa Việt Nam, các nước ASEAN, Trung Quốc và châu Âu. Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (Khánh Hòa) Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 234/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Dốc Đá Trắng, tỉnh Khánh Hòa (Dự án). Công ty cổ phần phát triển khu công nghiệp Viglacera Yên Mỹ là nhà đầu tư Dự án. Dự án được triển khai tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh và xã Ninh Thọ, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa với tổng vốn đầu tư 1.807,474 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 271,121 tỷ đồng. Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp (Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân) Continue reading...
Sáng 25-8, Tiến sĩ Nguyễn Văn Định, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Nghệ An, cho biết trong 12 giờ qua (Từ 18 giờ ngày 24-8 đến 6 giờ ngày 25-8), tại Nghệ An ghi nhận 11 ca dương tính mới với SARS-CoV-2. Trong đó, có 5 ca cộng đồng, 6 ca đã được cách ly tập trung trước đó. Lực lượng chức năng TP Vinh phong tỏa một tuyến đường sau khi xuất hiện ca mắc Covid-19. 11 ca mắc mới sáng 25-8 ở 3 địa phương: TP Vinh: 4; huyện Đô Lương: 4; huyện Yên Thành: 3. Trong đó, có 5 ca cộng đồng phân bổ ở 2 địa phương: Yên Thành: 3 ca ở xã Nhân Thành, TP Vinh: 2 ca (phường Cửa Nam: 1 ca, phường Lê Mao: 1 ca). Cụ thể, trong 2 ca trong cộng đồng tại TP Vinh có trường hợp bà P.T.T.N. (SN 1979), trú phường Cửa Nam, TP Vinh. Bà N. buôn bán chợ đầu mối Vinh. Ngày 14-8, bà N. được lấy mẫu làm xét nghiệm sàng lọc tại chợ cho kết quả âm tính, sau đó về tự cách ly tại nhà. Sáng 24-8, bà N. có biểu hiện sốt, ho,đến trạm y tế khám và được làm test nhanh 2 lần đều dương tính. Bà N. được cách ly tại trung tâm y tế và lấy mẫu gửi CDC. Tối 24-8 cho kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2. Trường hợp thứ 2 là bà N.T.H. (SN 1959), trú phường Lê Mao, TP Vinh. Bà H. là tiểu thương bán hàng tại chợ Quang Trung. Ngày 21-8, bà H. được lấy mẫu sàng lọc cộng đồng cho kết quả nghi ngờ, ngày 23-8 được lấy lại mẫu xét nghiệm, ngày 24-8 cho kết quả khẳng định dương tính SARS-CoV-2. Như vậy, tính từ ngày 13-6 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 1.073 BN mắc Covid-19 ở 21 địa phương: TP Vinh: 305, Quỳnh Lưu: 143, Yên Thành: 130, Kỳ Sơn: 55, Diễn Châu: 80, Tương Dương: 29, Nghi Lộc: 51, Hưng Nguyên: 38, Quế Phong: 40, Nam Đàn: 40, Hoàng Mai: 20, Cửa Lò: 31, Tân Kỳ: 23, Anh Sơn: 13, Đô Lương: 22, Con Cuông: 12, Quỳ Hợp: 13, Thanh Chương: 13, Thái Hòa: 6, Nghĩa Đàn: 8, Quỳ Châu: 1. Lũy tích số ca điều trị đã khỏi bệnh, ra viện, chuyển tuyến trên: 335 BN. Lũy tích số BN tử vong: 1. Số BN hiện đang điều trị: 737 BN. Tin-ảnh: Đức Ngọc '' Continue reading...
(Chinhphu.vn) - Ông Hoàng Văn Hồi (Hà Nội) mở cửa hàng, còn vợ làm công việc tự do. Vợ chồng ông mở cửa hàng xong thì giãn cách xã hội do dịch COVID-19 nên gặp khó khăn. Trước đó, trưởng thôn báo ông được làm thủ tục nhận hỗ trợ, nay lại báo không được. Tại quê ông Hồi, nhiều người có trong danh sách nhưng sau lại không nhận được tiền hỗ trợ. Ông Hồi đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải đáp. Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TP. Hà Nội trả lời như sau: Hiện nay UBND TP. Hà Nội đang triển khai thực hiện một số chính sách hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 được quy định tại các văn bản sau: Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND TP. Hà Nội quy định hỗ trợ đối với người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm (lao động tự do)… Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 16/7/2021 của UBND TP. Hà Nội, thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 13/8/2021 của Thường trực HĐND TP. Hà Nội về quy định một số chính sách đặc thù của TP. Hà Nội hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng, gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Do câu hỏi của ông chưa nêu rõ nội dung nên chưa có cơ sở để trả lời cụ thể. Đề nghị ông nghiên cứu, đối chiếu và thực hiện theo nội dung các văn bản nêu trên. Để biết thêm thông tin chi tiết ông có thể liên hệ với UBND xã, phường, thị trấn, Ủy ban MTTQ quận, huyện, thị xã nơi cư trú hoặc gọi tới Tổng đài điện thoại 1022 - bấm phím số 5 hoặc số 6 (chọn Nhánh 5 hoặc 6) để được giải đáp, hướng dẫn. Chinhphu.vn Từ khóa: Hỗ trợ , lao động , khó khăn Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp (Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân) Continue reading...
Hiện nay, theo Công văn 2789/BCĐ-VX ngày 20/8/2021, các doanh nghiệp chỉ được tiếp tục hoạt động nếu đảm bảo các yêu cầu tại Kế hoạch 2715/KH-BCĐ ngày 15/8/2021, cụ thể: - Tạo điều kiện và hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức sản xuất an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch theo 01 trong 04 phương án sau: + Phương án 1: tiếp tục thực hiện phương thức “3 tại chỗ” (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ) hoặc phương án “3 tại chỗ theo kíp” (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ luân phiên theo kíp sản xuất). + Phương án 2: tiếp tục thực hiện phương thức “1 cung đường - 2 địa điểm” hoặc phương án “1 cung đường - 2 địa điểm” mở rộng (doanh nghiệp tổ chức nhiều nơi lưu trú tập trung tại nhiều địa điểm khác nhau và tổ chức đưa đón công nhân từ nơi lưu trú tập trung đến nơi làm việc). + Phương án 3: tổ chức hoạt động theo phương châm “4 xanh” gồm: người lao động xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh, nơi ở xanh (“người lao động xanh” được đi lại bằng phương tiện cá nhân giữa “nơi làm việc xanh”, “nơi ở xanh” theo một “cung đường xanh” (không dừng, đỗ dọc đường và không đi ngang qua các vùng có nguy cơ lây nhiễm cao và rất cao) trong các khung giờ phù hợp). + Phương án 4: kết hợp các phương thức nêu tại các phương án nêu trên. Các doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch theo quy định mới sẽ đăng ký với các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và thành phố Thủ Đức theo quy định để được cho phép hoạt động theo các phương án trên. Tuy nhiên sắp tới, theo dự thảo Kế hoạch phục hồi kinh tế của Thành phố thì sẽ không yêu cầu doanh nghiệp thực hiện 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 địa điểm mới được hoạt động , thay vào đó là phương án sản xuất an toàn mới mang tính bền vững hơn, chủ động hơn, bảo đảm an toàn-sức khỏe và tinh thần cho người lao động (NLĐ) hơn dưới đây: Dự thảo phương án tổ chức sản xuất an toàn sau 15/9/2021 Lưu ý: Không phải mọi DN đều đáp ứng được yêu cầu an toàn để tái khởi động. Do đó cần có cách tiếp cận linh hoạt để ưu tiên mở cửa trước cho các DN sẵn sàng trước trong khi các DN còn lại tiếp tục củng cố kế hoạch và khởi động sau khi sẵn sàng. Ngoài ra, mỗi địa phương cần căn cứ vào đặc thù của mình để điều chỉnh một vài yêu cầu sao cho DN phát huy được sự chủ động, khắc phục được hạn chế và tận dụng được lợi thế, nguồn lực của địa phương. Quý Nguyễn '' Nguồn: Internet
Chủ tọa đoàn Hội thảo (từ phải qua): TS. Nguyễn Huỳnh Thanh – Viện trưởng Viện Triết học Phát triển; bà Nguyễn Thị Sánh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam; PGS.TS. Đào Duy Quát – nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương; TS. Thang Văn Phúc – nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam, Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển; TS. Đào Minh Đức – Viện trưởng Viện Quản trị Tài sản trí tuệ Minh Đức Trong diễn văn khai mạc, TS. Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển, cho rằng trong xã hội tri thức và nền kinh tế tri thức, tri thức, trí tuệ là một dạng tài sản tuệ cần được bảo vệ bằng công cụ bản quyền và quyền sao chép. Phân tích sâu hơn nội dụng này, PGS.TS. Đào Duy Quát, nguyên Phó ban Thường trực Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương, cho rằng: "Trong xã hội tri thức, hệ thống sở hữu trí tuệ là xương sống của nền công nghiệp và nền văn hóa của một quốc gia". Ông nhìn nhận, việc bảo vệ tài sản trí tuệ thời gian qua chưa được coi trọng ở Việt Nam và trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta không thể đứng ngoài "cuộc chơi" của thế giới. Do đó, ông đề nghị cần đánh giá đúng sự thật, nhìn thẳng sự thật, làm rõ bản chất, quy luật vận động và xu hướng phát triển của vấn đề, từ đó đề ra những giải pháp hiệu quả cho việc bảo vệ tài sản trí tuệ. Bà Nguyễn Thị Sánh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam khẳng định, bản quyền và quyền sao chép là một trong các hình thái quyền nhân thân và quyền tài sản. Việc tổ chức Hội thảo về bản quyền và quyền sao chép là một hình thức xã hội hóa hoạt động chăm lo cho quyền lợi con người trong xã hội phát triển. Phân tích về các yếu tố góp phần tăng cao thực trạng vi phạm quyền sao chép ở Việt Nam, Luật sư Phan Vũ Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Sở hữu trí tuệ TPHCM cho rằng có phần do việc thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ chưa nhất quán, ý thức của người thụ hưởng tài sản trí tuệ chưa cao. Nhưng nguyên nhân có tính gốc rễ là ý thức tự bảo vệ của chính chủ sở hữu tài sản trí tuệ. "Tự mình không có ý thức bảo vệ mình thì khó có thể có cách bên ngoài để bảo vệ mình". Từ các kinh nghiệm chuyên sâu của mình, bà Lê Thị Minh Hằng – Giám đốc Trung tâm Pháp luật và Tác quyền, Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam, chỉ ra các góc nhìn chuyên môn, tác nghiệp, kỹ thuật và hiệu quả trong việc thực hiện phương thức đại diện tập thể và bảo vệ chủ sở hữu tài sản trí tuệ. Với hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện có, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ pháp lý hữu hiệu để tự bảo vệ quyền hợp pháp của mình. Trung tâm Pháp luật và Tác quyền đang đi đầu trong hỗ trợ, đồng hành cùng chủ sở hữu tài sản trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức và chủ động xử lý các vi phạm theo quy định pháp luật. Là đại diện đơn vị tiên phong tại Việt Nam từ nhiều năm qua trong lĩnh vực quản trị tài sản trí tuệ, TS. Đào Minh Đức, Viện trưởng Viện Quản trị tài sản trí tuệ Minh Đức, chỉ ra cần bắt đầu toàn bộ câu chuyện quản trị tài sản trí tuệ tại Việt Nam từ việc làm rõ các khái niệm theo hướng đơn nghĩa để dễ thực thi. Trong phần kết luận hội thảo, TS. Nguyễn Huỳnh Thanh, Viện trưởng Viện Triết học Phát triển khái quát: nguyên nhân sâu xa của tất cả những vấn đề trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới ngày nay đều bắt nguồn từ nhận thức. Do đó, cần truyền bá nhận thức, xây dựng nhu cầu, và phát triển thị trường. Đó là mục đích cao nhất của chuỗi hội thảo quốc gia thường niên về bản quyền và quyền sao chép tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Ông Mai Tú Anh, Phó Chủ tịch Kiêm Tổng Thư ký Hiệp Hội quyền Sao chép Việt Nam (phải) và TS. Nguyễn Huỳnh Thanh, Viện trưởng Viện Triết học Phát triển (phải), trao văn bản đối tác chiến lược Nhân dịp này, nhằm cụ thể hóa thực thi các nội dung chuyên sâu của hội thảo, đã diễn ra lễ ký kết các văn kiện xác lập quan hệ đối tác chiến lược trong nhiệm vụ bảo vệ chủ sở hữu tài sản trí tuệ tại Việt Nam thời gian tới./. Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp (Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân) Continue reading...
Top Bottom
Đăng chủ đề