Quản trị - Phát triển Con người & Tổ chức - SprinGO Consultant

Vệ sinh máy lạnh: Tự làm... Hướng dẫn chi tiết!

  • hot.gif ĐỪNG BỎ LỠ: mui_ten_1.gif
5638376_huong_dan_vsml.jpg


Chào mọi người, cuộc sống mà, có nhiều lý do để mọi người không thể gọi thợ được hoặc chỉ đơn giản là muốn tự làm thì nay mình sẽ chia sẻ "bí quyết siêu dễ" cho mọi người biết cách tự làm luôn. Lần trước mình có bài biết tại sao phải gọi thợ, mình vẫn giữ quan điểm đó nha, vì sao? Vì nó an toàn cho bạn và thợ họ kiếm được tiền, hihi.

Bài này nằm trong chuỗi bài về cách vệ sinh máy lạnh, tác hại của việc không vệ sinh kịp thợi, tại sao phải gọi thợ, thì bây giờ là tự vệ sinh nếu không gọi thợ được. 2 bài trước ở đây, ai thích thì đọc lại chơi.

https://tinhte.vn/thread/mua-nong-den-roi-ban-da-ve-sinh-may-lanh-chua.3321847/

Chuẩn bị đồ nghề:

Bạn phải chuẩn bị đồ nghề cái đã. Vệ sinh máy lạnh ở đây có 2 cách mà mình nói đến:


1. Cách dân chơi:

Trang bị đủ đồ chơi: máy xịt nước chỉnh áp, dây sẵn bộ lọc nước, bạt trùm vệ sinh máy lạnh (còn có vài cách gọi khác như là túi vệ tinh máy lạnh, áo rửa vệ sinh máy lạnh,... Nhiều cách gọi nhưng tựu chung chỉ có 1 chức năng thôi nha), thùng hứng nước, khăn, thang chữ A,...

2. Cách làm chống cháy:

1 chiếc bàn chải đánh răng, chổi quét sơn, 2,3 cái khăn, một vòi nước hoặc thùng nước để rửa và xịt, 1 cái thang( nhôm, sắt, thép, tre gì tuỳ mọi người, len lên chắc cú là được). Rồi vậy thôi đó. Đơn giản ha, làm tại nhà chống cháy mà, nhiều món phức tạp thì nhiều người kiếm đâu ra phải không nào. Đặc biệt giá siêu rẻ, hihi.

5638435_IMG_8688.jpg

Đây, mình chỉ cần dùng loại cây cọ quét sơn cũ tại nhà thôi là được, không thôi ra ngoài tiệm sơn hay điện nước người ta bán có mấy ngàn thôi là được rồi.

Lưu ý: Không dùng hoá chất

Ở đây mình sẽ không đề cấp tới xài hoá chất tẩy rửa và nếu bạn không hiểu rõ hoá chất tẩy rửa mình đang dùng lợi hại như thế nào thì không nên dùng. Một sự thật là thợ vệ sinh họ hiếm khi sử dụng chất tẩy rửa mà họ chỉ dùng máy xịt áp lực cao để rửa thôi. Việc dùng sai chất tẩy rửa có thể làm mục dàn đồng dàn nhôm máy của bạn, giảm tuổi thọ sản phẩm nặng nề và trước đó là giảm hiệu suất làm lạnh.

Trước khi làm:​

5638383_off.jpg



1.TẮT ĐIỆN:

Đúng rồi, nhớ kĩ nhé, TẮT ĐIỆN, NGẮT ĐIỆN, CÚP CẦU DAO,.... kiểu gì cũng được, ĐỪNG QUÊN là được. Nó quá đơn giản nhưng mình lại nghiêm trọng quá vấn đề lên vì chính bản thân mình đã ăn hành, điện giật không vui. Mình cũng từng thấy người bị giật. Chắc chắn là không có gì hay ho cả, cẩn thận nhé! Làm sai thì làm lại, làm hư thì mua cái khác. Chứ điện giật thì đánh đổi cái giá mắc lắm. Chúng ta đang chuẩn bị làm việc trên cao, về cơ bản là đã nguy hiểm rồi nhưng giờ cái nguy hiểm đó sẽ x2 khi có điện. AN TOÀN TRÊN HẾT. Mình cố tình viết dài khúc này để mọi người phải nhớ giúp mình nhen, có thể mình đã ám ảnh nó, có thể mình sợ, có thể mình nhát gan, mình nghiêm trọng hoá vấn đề,... sao cũng được nhưng những gì mình trãi qua với điện và làm việc với nó đã hơn 20 năm( mình đã chơi với đồ điện từ khi chưa vào lớp 1) thì mình tự tin với vốn thời gian và kinh nghiệm này thì mình đủ uy tín để khuyên mọi người. Nhớ Nhé, TẮT ĐIỆN!

2. Dọn dẹp xung quanh vị trí cần làm:

Trước khi làm dọn sơ khu vực mình làm để tránh "lây" mấy cái dơ bẩn sang mấy món đồ khác nhé, mắc công công việc nó tự động x2 x3 nhé!

Bắt đầu làm:

Cách làm chống cháy:

Việc vệ sinh mình sắp chỉ tới đây chỉ sạch tầm 60 đến 70% (nếu làm kĩ và chịu nó làm lâu) thôi chứ không đảm bảo 100% vì nhiều chỗ không thể tiếp cận để làm được đâu, thôi kệ, chống cháy mà. Dịch bệnh quá sao kêu thợ được, hay chỉ đơn giản là bạn ở khu vực cũng khó kiếm thợ làm hoặc bạn muốn tự làm.

1. Cục lạnh:

5638384_IMG_8679.jpg



1.1/. Bước 1: kiểm tra và vệ sinh màng lọc bụi

Mở nắp cục lạnh kiểm tra xem có dị vật gì lạ lạ trong đó không, ví dụ: con gián, chuột chết (cái này kinh nhất, xử lý xong bỏ cơm cả ngày), nhện, côn trùng,… thì lấy ra. Sau đó, vệ sinh tấm lọc... Quá dễ, rửa nước là được. Không cần xà bông, xà phồng gì đâu nhé, sạch bụi là được. Một số máy có tấm lọc sâu và chi tiết thì nhớ cẩn thận nhẹ tay. Tấm lọc thông thường thì cũng nên nhẹ tay nhưng các bạn yên tâm, mấy tấm lọc cũng không quá yếu ớt đâu.

5638385_IMG_8693.jpg


1.2/. Bước 2: vệ sinh cánh gió điều hướng

Vệ sinh cánh gió đảo điều hướng lên xuống, nguyên tắc tháo, tháo chốt ở giữa trước, sau đó tháo bên không có motor điều hướng và cuối cùng là rút nhẹ nó ra, cánh gió này nhựa cũng dẻo nên đừng sợ gãy, đừng làm quá mạnh là được.

5638386_IMG_8694.jpg


1.3/. Bước 3: vệ sinh cánh gió điều hướng ngang

Tháo tiếp những miếng cánh gió nhựa điều hướng ngang để rửa nước vệ sinh, nó có ngàm gài hết á, để ý chút quan sát xem nguyên lý tháo nó sao rồi mới tháo, mỗi hãng mỗi khác nhưng tựu chung đều là ngàm gài thôi. Có một số dòng máy điều hướng 4 chiều bằng motor luôn, nên cái này tháo hơi khó, cẩn thận nhé. Để ý chút là tháo được, không khó đâu.

5638387_IMG_8695.jpg


1.4/. Bước 4: vệ sinh dàn nhôm

Vệ sinh dàn nhôm, chế nước nhẹ nhàng cho dàn thấm nước, yên tâm nó không chảy ra ngoài đâu, nó theo ống thoát đi ra hết, sau đó lây cọ sơn đó, quét dọc theo hướng của dàn nhôm, đừng quét ngang, nhôm nó mỏng nó ngả hết sẽ làm giảm hiệu suất làm lạnh ( ít thì không sao chứ bị nhiều là thua đó, nếu bị, bình tĩnh lấy cây nhíp gắp cho nó thẳng lại là xong). Bước này do làm bằng tay nên nó lâu, chịu thôi, ráng làm chút.

5638388_IMG_8680.jpg


1.5/. Bước 5:vệ sinh quạt ống lồng

Vẫn lấy cây cọ sơn quét ngang thôi, vừa quét vừa quan sát, lấy đèn pin chiếu vào là thấy, hướng dẫn nghe thì dễ chứ quét sạch hết coi bộ lâu ah. Mấy cái này có máy xịt làm lẹ lắm. Lời khuyên cho bước này là làm vừa thấy sạch là được, làm bằng cọ không sạch hết nổi đâu.

5638389_IMG_8698.jpg


1.6/. Bước 6: vệ sinh nắp trước máy lạnh và vỏ ngoài máy lạnh

Dùng một cái khăn ẩm và lau sạch lại bằng khăn khô là được. cái này làm cuối chứ đừng làm đầu tiên mắc công nó dơ lại làm lại lần nữa mất công.

*** Lưu ý:

Do làm bằng dụng cụ thô sơ thôi, nên đã thiếu đi vài bước như rửa máng nước, thông đường dẫn nước không phải mình thiếu mà không đủ dụng cụ làm nên mình bỏ qua, hãy đọc tiếp cách dưới để rõ hơn nhé.

Cục Nóng:

5638390_IMG_8683.jpg


Leo lên cục nóng, cầm theo vòi nước hay thay thúng nước gì đó vừa tạt vừa lấy bàn chải đánh răng hoặc cọ, quét dọc theo sống lưng của miếng nhôm, vừa làm vừa xịt nước cho bụi trôi đi là được, việc này chỉ làm giảm bớt bụi dính trên các thanh tản nhôm mặt ngoài thôi chứ không giải quyết triệt để, nó còn mặt trong và cái cánh quạt nữa nhưng chụi thôi, làm chống cháy mà còn đỡ hơn để cái máy đóng bụi chạy không nổi, hao điện.

Kết thúc làm chống cháy:

Với cách làm như vậy bạn sẽ giải quyết được tầm 60 đến 70% nếu làm kĩ, coi bộ cũng xài thêm được vài tháng cho đến khi kêu thợ tới. Đừng hi vọng làm dụng cụ thủ công vậy là đạt được kết quả cao, nếu vậy thì không sinh ra cái nghề vệ sinh máy lạnh rồi.

Rồi nếu bạn muốn tự làm từ A đến Z mà không phải kêu thợ thì mời các bạn đến cách tiếp theo, cách của người có đủ dụng cụ máy móc.

Cách Dân chơi:

Cách này thì bạn làm quen là như thợ luôn rồi, còn thiếu mỗi vụ nếu thiếu gas thì bơm bù thêm thôi.

Nếu ai có ý định tự mua máy bơm và quạt trùm về làm luôn, các bước làm giống như trên cách chống cháy nhưng mình không dùng cọ quét hay bàn chải nữa mà mình dùng máy xịt, ngon hơn nhiều, vậy thợ người ta mới ăn tiền mình được chứ.

5641913_5154224_Tinhte_trai_nghiem_daikin_app9.jpg


1/. bỏ chổi quét chuyển sang dùng máy và bạt trùm vệ sinh máy lạnh

Thay thế tất cả mấy cái chổi quét, bàn chải đánh răng bằng máy xịt áp lực cao hết. Khi bọc quạt trùm lưu ý bọc kĩ xung quanh ôm trọn máy, đảm bảo chắc chắn nha, nước xịt có khi đọng trong túi lên đến vài kg ah nha.

5641910_5154226_Tinhte_trai_nghiem_daikin_app1.jpg

Né khu vực board mạch này ra nhé… Cháy cái thì học phí mắc lắm ah!

2/. Vị trí cần né

Không xịt vào hướng có board mạch và motor, hãy che chắn những bộ phận đó trước khi xịt. Dù máy lạnh người ta thiết kế là có che chắn rồi nhưng không đảm bảo 100% đâu. không ít tình huống thợ bị đền rồi, nên mình không nói xui rủi đâu nha.

3/. Điều chỉnh áp lực máy trước khi xịt

Máy xịt có lực rất mạnh, hãy điều chỉnh lực trước khi xịt vào dàn nhôm, coi chừng bị ngả dàn nhôm do lực nước quá mạnh, lúc đó lấy nhíp mà gắp cho thẳng ra mệt nghỉ.

5641911_5154227_Tinhte_trai_nghiem_daikin_app34.jpg


4/. Biết góc xịt không làm móp dàn

Hãy xịt thẳng vào dàn nhôm, dàn nhôm thì hướng thường là dọc thì chỉ được xịt xéo lên xéo xuống, chứ nghiên 2 bên thì không, không nghiên ngả hướng xịt làm dàn nhôm bị móp, bị xẹp, dân trong nghề chỗ mình gọi là bị "ngã dàn", thiệt hại thì không nhiều vì có thể lấy nhíp từng ly từng tý gấp cho thẳng ra được nhưng nó vẫn không đẹp như mới đâu.

5/. Lưu ý quan trọng khi xịt ống lồng

Khi xịt quạt ống lồng, nhớ lấy tay giữ lại đừng cho nó quay, lực nước mạnh sẽ làm cho quạt ống lồng nó quay rất mạnh và nó có thể tạo ra điện (nguyên lý y chang mấy cái quạt phong gió hay thuỷ điện vậy á) chạy ngược lại làm cháy board mạch, cái này thợ tay mơ hay bị lắm, thợ làm cháy thì đền chứ bạn làm cháy thì tự sửa cay đắng lắm ah.

5641915_5154228_Tinhte_trai_nghiem_daikin_app20.jpg


6/. Vệ sinh máng nước

Khi bạn có máy xịt bạn có thể vệ sinh luôn máng nước, thông ống thoát nước đây là 2 yếu tố quan trọng mà cách làm chống cháy không làm được, vì thế nó mới tên là chống cháy, không vệ sinh để lâu nó nghẹt lại gấy ra hiện tượng chảy nước máy lạnh

7/. Lưu ý khi xịt cục nóng

Khi làm cục nóng tránh xịt vào khu có phần dây điện và ống đồng đi vào. Muốn xịt cánh quạt thì hãy dùng tua vít tháo vài con ốc miếng che ra rồi lấy tay giữ cánh quạt lại rồi xịt. Xịt dàn nhôm bên ngoài lẫn bên trong, kĩ chút là được, có máy rồi thì xịt nó cũng đơn giản. Lưu ý né mấy phần mình nói là ok.

***Lưu Ý:

Còn một cái mình định không nói nhưng sẵn nói luôn, lỡ viết bài có tâm gòi, chơi tới luôn, đó là việc vệ sinh máng nước sau của máy lạnh. 99% là bạn không tự vệ sinh được đâu, phải kêu thợ vì phải tháo máy ra hẳn luôn, rồi vệ sinh lại, Cái này thợ giỏi xíu sẽ bắt bệnh được ngay là biết nguyên do chảy nước nằm ở đâu liền, thợ tay mơ vô mò cả ngảy cũng không ra, nó thuộc vô hệ dân chơi có kinh nghiệm rồi. Hầu hết mọi người không tự làm được và mình khuyên là không nên tự mò, rủi ro là có thể xảy ra. Mấy anh thợ đọc bài này thì chắc hiểu hen. Vệ sinh máy lạnh tuy nhanh nhưng dính vô vụ này thi ôi thôi làm 2,3 tiếng là bình thường. Giá thành cho việc vệ sinh bệnh đặc biệt này cũng cao hơn hẳn vệ sinh thông thường.

Nhắc lại: hãy gọi thợ nếu có thể

Dù là bạn có thể tự vệ sinh nhưng vẫn nên gọi thợ làm, vì họ có thể thấy được những lỗi nhỏ, hay những triệu chứng sắp bệnh của máy mà kịp thời cứu chữa, việc vệ sinh này chỉ là một phần kiến thức rất nhỏ của máy lạnh, tuy nhỏ nhưng lưu ý của nó không phải ít đâu nha, làm sai coi chừng tiền mất tật mang đó nha. Hãy cẩn thận.

Còn một loại vệ sinh đẳng cấp hơn nữa là vệ sinh mà dùng máy xịt áp lực có nước nóng diệt khuẩn, cái đó mình thấy ngon đó chứ, nhà ai để máy lạnh chạy chỗ có dầu mỡ như nhà bếp thì lâu lâu cũng nên xài dịch vụ này một lần cũng tốt. Còn nếu phòng ngủ mà diệt khuẩn thì mua máy lọc không khí diệt khuẩn ngon hơn á, chạy lâu dài ngon hơn. Cũng nên trãi nghiệm thử cho biết nó xịn ra sao.

Kết: Cám ơn mọi người đã đọc bài dài như vậy

Chúc mọi người có thể vệ sinh máy lạnh của mình sạch sẽ, an toàn nhé, làm hết những gì trong bài này nói thì cũng đạt được 9/10 rồi. Thợ thì hầu hết cũng tầm này, chắc chắn sẽ còn những thủ thuật và cách làm do họ tạo ra và còn những vị trí cần phải vệ sinh tuỳ theo máy nhưng đó cái đó cần kinh nghiệm và làm lâu dài để đúc kết và tiếp cần được nhiều máy thì mới tiến bộ được. Bài này được viết cho tất cả mọi người đều đọc và đều hiểu, đều làm được. Bài này tâm huyết dữ lắm ah nha!!
Continue reading...
 
Related threads
  • Cách hạ cấp iOS 15 về iOS 14 không mất dữ liệu
  • Về văn hoá làm việc 996: bạn không cần cực đến thế...
  • Kỹ thuật chụp ảnh "vẽ bằng ánh sáng" - light painting
  • Last edited by a moderator:

    Tìm kiếm thuật ngữ chuyên ngành

    Hãy nhập nội dung cần tìm

    Nhập từ khóa để tìm kiếm bài viết

    HỖ TRỢ NHANH

    SprinGO Excel Nhân sự
    Pháp Luật LĐ-BHXH-TNCN
    HR - English -SprinGO
    Share Job + Share CV
    Hỗ trợ trực tuyến
    0984 39 43 38
    0969 79 89 44