KHÓA HỌC NHÂN SỰ VÀ KỸ NĂNG MỀM SẮP KHAI GIẢNG TẠI SPRINGO! Tìm hiểu thêm

  • hot.gif ĐỪNG BỎ LỠ: mui_ten_1.gif

Văn bản hợp nhất nghị định về hóa đơn chứng từ (VBHN 25/VBHN-BTC)

hrspring.tides

HR Consultant
15,338
85
48
Ghé thăm trang

1. Đã có văn bản hợp nhất nghị định về hóa đơn chứng từ (VBHN 25/VBHN-BTC)


Ngày 24/10/2022, Bộ Tài chính ban hành Văn bản hợp nhất 25/VBHN-BTC hợp nhất Nghị định quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó, Văn bản hợp nhất 25/VBHN-BTC hợp nhất 02 Nghị định sau:

- Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.

- Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

2. Một số thuật ngữ về hóa đơn chứng từ


- Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.

- Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:

+ Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.

Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.

+ Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.

- Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định 123/2020/NĐ-CP để sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

- Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in.

- Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.

- Chứng từ đặt in, tự in bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được thể hiện ở dạng giấy do cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi khấu trừ thuế, khi thu thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.
 

Đính kèm

Related threads

Facebook Comment

Similar threads

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Thuật ngữ "quản lý nguồn nhân lực" đã được sử dụng phổ biến trong khoảng mười đến mười lăm năm trở lại đây. Trước đó, lĩnh vực này thường được gọi là "quản lý nhân sự". Các cột mốc lịch sử trong phát triển HRM Frederick Taylor, được biết đến là cha...
Trả lời
0
Xem
11
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga Đoàn đại biểu tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Phân ban Việt...
Trả lời
0
Xem
1
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh hải Dương đã huy động lực lượng trợ giúp nhân dân phòng, chống bão, di chuyển người, tài sản Khu vực tỉnh Hải Dương đã có mưa vừa đến mưa to, tổng lượng lượng mưa từ 19h ngày 6/9 đến 19h ngày 7/9 phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 150mm (cao nhất ở Ninh...
Trả lời
0
Xem
1

Xem thêm

Nếu bạn làm kế toán thuế mà không biết những văn bản pháp luật mà tôi sắp nêu dưới đây thì quả là một sai lầm, mà sai lầm này có thể dẫn đến bạn hoặc doanh nghiệp của bạn phải chịu trách nhiệm hành chính và có khi đó là trách nhiệm hình sự: LUẬT 1. Luật kế toán 2003 (còn hiệu lực đến ngày...
Trả lời
0
Xem
603
1. Thế nào là hóa đơn hợp pháp - Bất hợp pháp: 1.1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn - Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc: - Lập khống hóa đơn; - Cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế...
Trả lời
0
Xem
792

Zalo Comment:

SPRINGO ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ HỌC CỦA DOANH GIỚI & DOANH NGHIỆP

3 / 12
Ký hợp đồng tư vấn với công ty Chí Công...
5 / 12
Ký hợp đồng tư vấn quản trị nhân sự với Nhựa Hoàng Hà...
6 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Công ty Wilson...
7 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Công ty TDC...
11 / 12
Ký hợp đồng tư vấn quản trị nhân sự với Nhựa Hoàng Hà...
12 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Hệ thống lương 3P...

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn cách kê khai thuế GTGT theo quý hoặc hàng tháng; Cách kê khai thuế GTGT theo phương pháp Khấu trừ hoặc Trực tiếp; Đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý, tháng; Cách xác định kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trực tiếp. Các văn bản mới nhất đang áp dụng theo Luật thuế GTGT: - Luật số 31/2013/QH13. - Thông tư 156/2013/TT-BTC. - Thông tư 219/2013/TT- BTC. - Thông tư 119/2014/TT- BTC. - Thông tư 151/2014/TT-BTC. - Thông tư 26/2015/TT-BTC - Thông tư 173/2016/TT-BTC. - Thông tư 93/2017/TT-BTC. -------------------------------------------------------------------------------------------------- CẦN CHÚ Ý: - Trước khi kê khai thuế GTGT các bạn phải tự xác định những vấn đề sau: - DN mình thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ hay trực tiếp - DN mình thuộc đối tượng kê khai thuế GTGT và theo tháng hay theo quý. -> Mỗi phương pháp kê khai sẽ áp dụng Mẫu tờ khai khác nhau, cách tính thuế GTGT sẽ khác nhau -> Cách xác định cụ thể như sau: ------------------------------------------------------------------------------------------------- A. Cách xác định kê khai thuế GTGT theo Quý hay tháng: I. Đối tượng kê khai thuế GTGT theo Quý: Theo điều 15 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định: Đối tượng khai thuế GTGT theo quý cụ thể như sau: Nếu DN đang hoạt động: - Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế GTGT có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống. Nếu DN mới thành lập: - Trường hợp người nộp thuế mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế GTGT được thực hiện theo quý. => Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý. Ví dụ 1: - Cty bắt đầu hoạt sản xuất kinh doanh từ tháng 01/2020 thì năm 2020 Cty thực hiện khai thuế GTGT theo quý. -> Cty căn cứ vào doanh thu của năm 2020 (đủ 12 tháng của năm dương lịch) để xác định năm 2021 thực hiện khai thuế tháng hay khai quý. Ví dụ 2: - Cty B bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ tháng 8/2019 thì năm 2019, 2020 Cty B thực hiện khai thuế GTGT theo quý. -> Cty căn cứ vào doanh thu của năm 2020 (đủ 12 tháng) để xác định năm 2021 thực hiện khai thuế theo tháng hay theo quý. ---------------------------------------------------------------------------------- II. Đối tượng kê khai thuế GTGT theo Tháng: - Những DN có tổng doanh thu của năm trước liền kề > 50 tỷ đồng thì kê khai thuế GTGT theo tháng. ------------------------------------------------------------------------------- III. Cách xác định doanh thu: Cách xác định doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ năm trước liền kề làm điều kiện xác định đối tượng khai thuế GTGT theo quý - Doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được xác định là Tổng doanh thu trên các Tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (bao gồm cả doanh thu chịu thuế GTGT và doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng). - Trường hợp người nộp thuế thực hiện khai thuế tại trụ sở chính cho đơn vị trực thuộc thì doanh thu bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm cả doanh thu của đơn vị trực thuộc. ----------------------------------------------------------------------------------------- Lưu ý: Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo tháng hay khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định. - Trường hợp người nộp thuế đủ điều kiện và thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý muốn chuyển sang khai thuế theo tháng thì gửi thông báo (theo Mẫu 07/GTGT ban hành kèm theo Thông tư này) cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là cùng với thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT của tháng đầu tiên của năm bắt đầu khai thuế GTGT theo tháng. ----------------------------------------------------------------------------- IV. Chu kỳ kê khai theo tháng/Qúy: Thời kỳ khai thuế theo quý: - Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm. -> Riêng chu kỳ ổn định đầu tiên được xác định tính kể từ ngày 01/10/2014 đến hết ngày 31/12/2016. - Đối với các doanh nghiệp đã áp dụng khai thuế thuế theo quý trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chu kỳ ổn định đầu tiên được tính đến hết ngày 31/12/2016. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Sau khi đã xác định xong DN mình kê khai theo phương pháp Khấu trừ hay Trực tiếp -> Tiếp đó các bạn xác định xem DN mình kê khai theo Qúy hoặc Tháng, cụ thể như sau: ------------------------------------------------------------------------------ B. Cách xác định kê khai thuế GTGT khấu trừ hay Trực tiếp: I. Đối tượng kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Theo điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định phương pháp Khấu trừ thuế GTGT: 1. Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với DN thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ bao gồm: a) DN đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên (trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp). b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế (trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp). Như vậy: Có 2 đối tượng được kê khai thuế GTGT theo pp Khấu trừ đó là: DN có Doanh thu hàng năm từ 1 tỷ trở lên và DN đăng ký tự nguyện. --------------------------------------------------------------------------------------------- 2. Doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên làm căn cứ xác định kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT và được xác định như sau: Doanh thu hàng năm do DN tự xác định căn cứ vào tổng cộng chỉ tiêu “Tổng doanh thu của HHDV bán ra chịu thuế GTGT” trên: - Tờ khai thuế GTGT tháng của kỳ tính thuế từ tháng 11 năm trước đến hết kỳ tính thuế tháng 10 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT. - Hoặc trên Tờ khai thuế GTGT quý của kỳ tính thuế từ quý 4 năm trước đến hết kỳ tính thuế quý 3 năm hiện tại trước năm xác định phương pháp tính thuế GTGT. - Thời gian áp dụng ổn định phương pháp tính thuế là 2 năm liên tục. ------------------------------------------------------------------------------------------- 3. DN đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ: Theo điều 1 Thông tư 93/2017/TT-BTC và Công văn 4253/TCT-CS quy định: "Phương pháp tính thuế của cơ sở kinh doanh xác định theo Hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính)." --------------------------------------------------------------------------------- Như vậy, kể từ ngày 05/11/2017: => Việc xác định phương pháp tính thuế GTGT căn cứ theo Hồ sơ khai thuế GTGT do cơ sở kinh doanh gửi đến cơ quan thuế, cụ thể: - Nếu cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì gửi Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 01/GTGT, 02/GTGT đến cơ quan thuế. - Nếu cơ sở kinh doanh đăng ký áp dụng phương pháp trực tiếp thì gửi Tờ khai thuế GTGT Mẫu số 03/GTGT, 04/GTGT đến cơ quan thuế. Lưu ý: Nếu DN đang kê khai theo pp trực tiếp nhưng có Doanh thu hàng năm từ 1 tỷ trở lên thì phải kê khai theo pp khấu trừ - Không được kê khai theo pp Trực tiếp (Căn cứ theo quy định bên trên) Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn nguyên tắc như sau: - Trường hợp Công ty của Độc giả (sau đây gọi tắt là Công ty) mới thành lập vào tháng 3 năm 2019 và đã gửi tờ khai mẫu 01/GTGT tới cơ quan thuế quản lý theo quy định và đã được cơ quan thuế Thông báo chấp thuận nội dung đăng ký thì Công ty áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cho năm 2019. -> Đến hết năm 2019 (năm dương lịch đầu tiên từ khi thành lập), Công ty thực hiện xác định lại tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra chịu thuế GTGT năm 2019 theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: +) Trường hợp doanh thu theo cách xác định nêu trên từ 1 tỷ đồng trở lên thì Công ty tiếp tục áp dụng phương pháp khấu trừ thuế ổn định trong 02 năm tiếp theo (năm 2020, 2021). +) Trường hợp doanh thu theo cách xác định nêu trên dưới 1 tỷ đồng và không tiếp tục đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế thì Công ty gửi tờ khai mẫu 04/GTGT đăng ký áp dụng phương pháp trực tiếp đến cơ quan thuế quản lý. - Trường hợp Công ty của Độc giả đã gửi tờ khai mẫu 01/GTGT sau đó nộp lại tờ khai mẫu 04/GTGT để đăng ký áp dụng phương pháp trực tiếp thì đề nghị Độc giả cung cấp các hồ sơ liên quan đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Công ty Độc giả để được giải đáp cụ thể. -------------------------------------------------------------------------------------------- II. Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: - Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu 01/GTGT. ----------------------------------------------------------------------------------------------------- B. Cách kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: 1. Kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT a. Đối tượng áp dụng: - DN hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý. b. Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên GTGT: - Tờ khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 03/GTGT. 2. Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu: a. Đối tượng áp dụng: - Những DN có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu 1 tỷ đồng (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế). - Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập (trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng pp khấu trừ). - Hộ, cá nhân kinh doanh; - Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã (trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ). b. Hồ sơ khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu: - Tờ khai thuế giá trị gia tăng mẫu số 04/GTGT ----------------------------------------------------------------------------- C. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT: - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày 20 của tháng sau: VD: Hạn nộp Tờ khai thuế GTGT tháng 1/2020 là ngày 20/2/2020 - Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo quý chậm nhất là ngày 30 của quý sau: VD: Hạn nộp Tờ khai thuế GTGT Qúy 3/2020 là ngày 30/10/2020.
1. Đã có văn bản hợp nhất nghị định về hóa đơn chứng từ (VBHN 25/VBHN-BTC) Ngày 24/10/2022, Bộ Tài chính ban hành Văn bản hợp nhất 25/VBHN-BTC hợp nhất Nghị định quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó, Văn bản hợp nhất 25/VBHN-BTC hợp nhất 02 Nghị định sau: - Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. - Nghị định 41/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ và Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. 2. Một số thuật ngữ về hóa đơn chứng từ - Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Hóa đơn được thể hiện theo hình thức hóa đơn điện tử hoặc hóa đơn do cơ quan thuế đặt in. - Hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó: + Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua. Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn. + Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế. - Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in là hóa đơn được thể hiện dưới dạng giấy do cơ quan thuế đặt in để bán cho tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng và trường hợp được mua hóa đơn của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 23 Nghị định 123/2020/NĐ-CP để sử dụng khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. - Chứng từ là tài liệu dùng để ghi nhận thông tin về các khoản thuế khấu trừ, các khoản thu thuế, phí và lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Chứng từ theo quy định tại Nghị định này bao gồm chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, biên lai thuế, phí, lệ phí được thể hiện theo hình thức điện tử hoặc đặt in, tự in. - Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. - Chứng từ đặt in, tự in bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được thể hiện ở dạng giấy do cơ quan thuế, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí đặt in theo mẫu để sử dụng hoặc tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi khấu trừ thuế, khi thu thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế.
Nếu bạn làm kế toán thuế mà không biết những văn bản pháp luật mà tôi sắp nêu dưới đây thì quả là một sai lầm, mà sai lầm này có thể dẫn đến bạn hoặc doanh nghiệp của bạn phải chịu trách nhiệm hành chính và có khi đó là trách nhiệm hình sự: LUẬT 1. Luật kế toán 2003 (còn hiệu lực đến ngày 31/12/2016). 2. Luật kế toán 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017). 3. Bộ luật lao động 2012. 4. Luật bảo hiểm xã hội 2014. 5. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008. 6. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 7. Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014. 8. Luật sửa đổi Luật thuế GTGT, Luật thuế TTĐB và Luật quản lý thuế 2016 9. Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 10. Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012. 11. Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 12. Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 13. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 (có hiệu lực từ ngày 01/9/2016) 14. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 (còn hiệu lực đến 31/8/2016) 15. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 16. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 17. Luật quản lý thuế 2006 18. Luật quản lý thuế sửa đổi 2012 19. Luật Công đoàn 2012 NGHỊ ĐỊNH 1. Nghị định 105/2004/NĐ-CP về kiểm toán độc lập 2. Nghị định 128/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước (còn hiệu lực đến ngày 31/12/2016) 3. Nghị định 129/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh 4. Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ 5. Nghị định 04/2014/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 51/2010/NĐ-CP về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ 6. Nghị định 105/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập 7. Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương 8. Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 9. Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 10. Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 11. Nghị định 53/2015/NĐ-CP quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức 12. Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc 13. Nghị định 30/2016/NĐ-CP quy định chi tiết hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp 14. Nghị định 33/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân 15. Nghị định 55/2016/NĐ-CP điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian làm việc trước năm 1995 16. Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang 17. Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động 18. Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 19. Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định về thuế 20. Nghị định 12/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế 21. Nghị định 100/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế sửa đổi 22. Nghị định 100/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân 23. Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân 24. Nghị định 92/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số Điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng 25. Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng 26. Nghị định 87/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (còn hiệu lực đến 31/8/2016) 27. Nghị định 50/2010/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tài nguyên 2009 28. Nghị định 108/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 29. Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn 30. Nghị định 65/2015/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước liên quan đến hành vi đăng, cung cấp, đưa tin, công bố thông tin sai sự thật 31. Nghị định 49/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn 32. Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế 33. Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi 34. Nghị định 222/2013/NĐ-CP thanh toán bằng tiền mặt 35. Nghị định 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan NGHỊ QUYẾT 1. Nghị quyết 93/2015/QH13 thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động 2. Nghị quyết 1084/2015/UBTVQH13 về Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên THÔNG TƯ 1. Thông tư 64/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 105/2004/NĐ-CP về Kiểm toán độc lập 2. Thông tư liên tịch 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn và xếp lương kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các tổ chức hoạt động kinh doanh 3. Thông tư 103/2005/TT-BTC hướng dẫn tiêu chuẩn và điều kiện của phần mềm kế toán 4. Thông tư 72/2007/TT-BTC hướng dẫn việc đăng ký và quản lý hành nghề kế toán 5. Thông tư 24/2010/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho hợp tác xã nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và nghề muối 6. Thông tư 129/2012/TT-BTC quy định về thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và hành nghề kế toán 7. Thông tư 202/2014/TT-BTC hướng dẫn phương pháp lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất 8. Thông tư 70/2015/TT-BTC về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán 9. Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp 10. Thông tư 53/2016/TT-BTC sửa đổi Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp 11. Thông tư 75/2015/TT-BTC sửa đổi Điều 128 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp 12. Thông tư 177/2015/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam 13. Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn xây dựng thang, bảng lương, phụ cấp và chuyển xếp lương đối với người lao động trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ luật lao động về tiền lương 14. Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp 15. Thông tư liên tịch 21/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp 16. Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH Hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại 17. Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về tiền lương của Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động 18. Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Bộ luật lao động 19. Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc 20. Thông tư 14/2016/TT-BYT hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội thuộc lĩnh vực y tế 21. Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP 22. Thông tư 103/2016/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP, điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP 23. Thông tư 77/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng 24. Thông tư 05/2016/TT-BNV hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và hội 25. Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 26. Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế 27. Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế 28. Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC 29. Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp 30. Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ 31. Thông tư 84/2016/TT-BTC hướng dẫn thủ tục thu nộp ngân sách nhà nước đối với các khoản thuế và thu nội địa 32. Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 71/2014/QH13 và Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế 33. Thông tư 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế 34. Thông tư 20/2010/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hành chính về thuế thu nhập cá nhân 35. Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP 36. Thông tư liên tịch 206/2013/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn thu, nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, hạ sỹ quan, công, viên chức và nhân viên hưởng lương trong Công an nhân dân 37. Thông tư liên tịch 212/2013/TTLT-BTC-BQP hướng dẫn thu nộp thuế thu nhập cá nhân đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, cán bộ, công, viên chức và nhân viên hưởng lương thuộc Bộ Quốc phòng 38. Thông tư 150/2010/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp đối với các cơ quan báo chí 39. Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 92/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 40. Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP 41. Thông tư 193/2015/TT-BTC sửa đổi Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng 42. Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu 44. Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên 45. Thông tư 12/2016/TT-BTC sửa đổi khoản 1 Điều 7 Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên 46. Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định 83/2013/NĐ-CP 47. Thông tư 127/2015/TT-BTC hướng dẫn cấp mã số doanh nghiệp thành lập mới và phân công cơ quan thuế quản lý đối với doanh nghiệp 48. Thông tư 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế 49. Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và 04/2014/NĐ-CP quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ 50. Thông tư 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam 51. Thông tư 42/2003/TT-BTC bổ sung, sửa đổi Thông tư 96/2002/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 75/2002/NĐ-CP về điều chỉnh mức thuế môn bài 52. Thông tư 110/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế 53. Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch tài chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 6 Nghị định 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt 54. Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập 55. Thông tư 102/2012/TT-BTC quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức Nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước bảo đảm kinh phí 56. Thông tư 179/2012/TT-BTC quy định về ghi nhận, đánh giá, xử lý khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp 57. Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định 58. Thông tư 96/2010/TT-BTC hướng dẫn phục hồi, xử lý tài liệu kế toán bị mất hoặc bị huỷ hoại do các nguyên nhân khách quan 59. Thông tư liên tịch 64/2015/TTLT-BTC-BCT-BCA-BQP quy định chế độ hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường 60. Thông tư 10/2014/TT-BTC hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn 61. Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ QUYẾT ĐỊNH 1. Quyết định 1403/QĐ-TCT năm 2015 về Quy trình kiểm tra hoá đơn 2. Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016 quy định hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 3. Quyết định 1559/QĐ-BHXH năm 2015 sửa đổi Quy định về giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế kèm theo Quyết định 528/QĐ-BHXH 4. Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 Quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế 5. Quyết định 905/QĐ-TCT năm 2011 về Quy trình hoàn thuế 6. Quyết định 272/QĐ-TLĐ năm 2014 về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở CÔNG VĂN 1. Công văn 4785/LĐTBXH-LĐTL năm 2013 hướng dẫn thi hành Bộ Luật lao động 2. Công văn 2046/BHXH-CSYT năm 2016 về áp dụng mức lương cơ sở theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 3. Công văn 17526/BTC-TCT năm 2014 thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế 4. Công văn 17709/BTC-TCT năm 2014 về áp dụng thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/01/2015 5. Công văn 16686/BTC-TCT năm 2013 thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản 6. Công văn 3368/TCT-KK năm 2014 về việc sửa đổi quy trình miễn giảm thuế theo Quyết định 1444/QĐ-TCT 7. Công văn 1839/TCT-CS năm 2014 giới thiệu nội dung mới của Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn 8. Công văn 2010/TCT-TVQT năm 2014 hướng dẫn thực hiện nội dung Thông tư 39/2014/TT-BTC
Những lưu ý khi đóng sổ kế toán để tránh sai sót Đóng sổ kế toán là động tác quá quen thuộc mà ai làm kế toán cũng phải thực hiện hàng tháng, quý và cuối năm. Tuy nhiên nếu làm không đúng quy trình hoặc không có các bước kiểm tra thì chắc chắn sẽ khó tránh khỏi sai sót. Dưới đây là một số vấn đề cần kiểm tra trước khi lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế để tránh những điều chỉnh sau khi kiểm toán và thanh tra thuế sau này: 1. Tiền mặt tại quỹ: Kiểm tra nguồn tiền mặt tránh trường hợp bị âm. 2. Tiền ngân hàng: Lấy đầy đủ tài khoản ngân hàng và kiểm tra số dư tài khoản ngày 31/12 hàng năm khớp với số dư trên TK 112. Kế toán lưu ý xem số dư tiền mặt lớn không? để xác định tính hợp lý của chi phí lãi vay. Nếu số dư tiền mặt lớn mà có phát sinh lãi vay thì lãi vay khả năng bị loại trừ chi phí lãi vay Đối chiếu xác nhận số dư ngân hàng: nguyên tắc phải khớp. Hình thức đối chiếu có thể gửi thư xác nhận hoặc đối chiếu qua sổ phụ ngân hàng 3. Thuế GTGT khấu trừ: Kiểm tra xem số dư ở chỉ tiêu 43 (Số Thuế được chuyển sang kỳ sau) trên tờ khai thuế GTGT so với số dư ở TK 1331 như thế nào? Nếu hóa đơn tháng/ quý nào khai tháng/quý đó thì kết quả nó bằng nhau. Ngược lại hóa đơn mua vào khai không đúng tháng/quý –> số dư nợ TK 1331 sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn số dư ở chỉ tiêu 43. 4. Công nợ phải thu phải trả: Đối chiếu công nợ: nếu công nợ có sự chênh lệch cần tìm ra nguyên nhân chênh lệch: Do người mua hay người bán hạch toán thiếu. Cái này rất quan trọng bởi vì nếu các bạn hạch toán không kịp thời có thể có rủi ro về thuế (ví dụ: Doanh thu ghi nhận muộn thì Thuế truy thu thuế tương ứng bởi phần doanh thu ghi nhận thiếu trong năm, Nếu chi phí năm nay mà ghi nhận năm sau thì chi phí đó không đúng kỳ dẫn tới rủi ro thuế loại trừ chi phí của năm sau). Xác định công nợ phải thu khó đòi và trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định: Quá hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng: 30%, từ 1 năm tới dưới 2 năm: 50%; từ 2 năm tới dưới 3 năm: 70%; từ 3 năm trở lên, trích lập đủ 100%. Hạch toán: Nợ TK 642/Có TK 229. Hồ sơ trích lập dự phòng tham khảo tại TT 228, trong đó lưu ý kỹ về thư xác nhận là chứng từ nhất quyết phải có để hồ sơ được trừ. 5. Tiền tạm ứng: Kiểm tra đối chiếu để hoàn ứng nếu phát sinh tạm ứng mà chưa hoàn ứng. 6. Hàng tồn kho: Kiểm tra hàng nhập đã đầy đủ chưa?- Xuất hàng đã tính giá xuất kho chưa? Không để xuất quá số lượng hàng tồn kho hiện có. Đối chiếu hàng hóa tồn kho với Khách hàng. Đối với công ty có hoạt động xây lắp, xây dựng theo công trình. Số dư Tk 154 chi tiết phải khớp với sổ chi tiết giá thành (Theo từng công trình cụ thể). Xác định hàng tồn kho hư hỏng, giảm giá trị…để trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Bảng trích lập, xác định HTK giảm giá trị làm cơ sở trích lập phải chi tiết rõ Tài khoản, tên HTK, mã hàng. Thông thường đơn vị chi tiết ngay trên biên bản, báo cáo kiểm kê. Hồ sơ trích lập dự phòng HTK phải chặt chẽ theo TT 228, nếu ko đáp ứng yêu cầu của TT 228 thì rủi ro bị loại trừ chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho là cao. Hạch toán nợ 632/Có 229 (phần chênh lệch giữa số phải lập cuối năm với số đã trích lập). 7. Phân bổ chi phí trả trước: Kiểm tra sổ chi tiết phân bổ 242 so với số dư tài khoản 242 trên Bảng cân đối số phát sinh Loại chi phí nào hợp lý – chi phí nào không hợp lý. 8. Tài sản cố định: Hồ sơ về tài sản cố định đã đầy đủ chưa: Giấy tờ (hóa đơn) chứng minh quyền sở hữu. Đối với trường hợp có tài sản là xe ô tô, nhà cửa đứng tên công ty thì hồ sơ tài sản phải đầy đủ theo quy định. Thông tư 45/2013 có Quy định về từng lần đăng ký khấu hao nếu có phát sinh tài sản, vì vậy tất cả các tài sản đều phải được đăng ký khấu hao (Kể cả những DN mới đăng ký lần đầu hoặc đã đăng ký phương pháp trích khấu hao). Đã khấu hao đủ chưa. Đối chiếu sổ chi tiết khấu hao với số dư TK 214 trên Bảng CDPS. Chi phí khấu hao nào hợp lý – chi phí nào chưa hợp lý. Thực hiện các công tác kiểm kê tài sản và xử lý chênh lệch (nếu có). 9. Thuế phải nộp: Đối chiếu tình hình nộp thuế trong kỳ với cơ quan thuế Thuế môn bài đã hạch toán chi phí và có biên lai đóng tiền chưa. Kiểm tra TK 3338. Thuế GTGT- Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng và đủ chưa. – Kiểm tra TK 3331. Thuế TNCN – Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng và đủ chưa. Kiểm tra TK 3335. Thuế TNDN – Căn cứ khai báo, chứng từ nộp thuế và hạch toán để xem đúng và đủ chưa. Kiểm tra TK 3334. Lưu ý các bút toán Nợ 821/ Có 3334, Nợ 3334/Có 111 khi có phát sinh nộp hằng quý, cuối năm. Các loại thuế khác nếu có phải thu thập đầy đủ biên lai nộp thuế để hạch toán. 10. Lương, BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ, thuế TNCN Hạch toán lương đã đầy đủ chưa. Đối chiếu tài khoản Có 334 với Tờ khai Quyết toán Thuế TNCN và hai số này phải khớp nhau. Nếu phát sinh bảo hiểm, số liệu đã đối chiếu và khớp với cơ quan Bảo hiểm chưa. Chi phí lương là khoản chi phí rất lớn trong DN, đặc biêt đối với DN sản xuất, xây dựng. Vì vậy, cần thực hiện Quyết toán thuế TNCN đầy đủ. Đăng ký mã số thuế cá nhân cho những ai chưa đăng ký, hồ sơ người phụ thuộc (nếu có) để quyết toán thuế TNCN: Lưu ý cá nhân cư trú/không cư trú (không cư trú thường là người nước ngoài, các bạn tham khảo TT 111 để rõ hơn về khái niệm cư trú và không cư trú) ; điều kiện ủy quyền quyết toán. Lưu ý đặc biệt, cá nhân làm 2 nơi thì ko thuộc điều kiện ủy quyền quyết toán. 11. Các khoản tiền vay, mượn: Rà soát lại các khoản vay mượn, bao gồm vay, mượn nội bộ. 12. Doanh thu: Doanh thu chịu thuế TNDN: Doanh thu bán hàng. Doanh thu tài chính. Doanh thu khác. Phần đánh giá chênh lệch tỷ giá từng lần thanh toán phải có file theo dõi để đối chiếu và hạch toán vào 515 nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá từng lần thanh toán. Riêng đối với hoạt động đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ thì Chênh lệch lãi không phải là Doanh thu chịu thuế TNDN. 13. Giá vốn: Đối với hoạt động thương mại: cơ sở tính giá vốn là sổ chi tiết Nhập xuất tồn hàng hóa. Kiểm tra số liệu, công thức trên file dữ liệu đã đầy đủ chưa. Tránh trường hợp nhảy sai hoặc thiếu công thức gây sai lệch trong giá vốn. Đối với hoạt động thương mại, sản xuất có phát sinh hoạt động xuất, nhập khẩu: cơ sở tính giá vốn là File theo dõi giá vốn hàng nhập khẩu và là cơ sở để kiểm tra và phát hiện sai sót trong quá trình thực hiện. Đối với hoạt động sản xuất: cơ sở để tính giá vốn là định mức sản xuất. Kiểm tra lại các nguyên vật liệu đầu vào so với định mức có bị âm không? Nếu có ta có thể linh động điều chỉnh định mức. Các chi phí sản xuất chung trong việc hình thành nên giá thành phải có hóa đơn chứng từ hợp lý hợp lệ. Đã hạch toán, tập hợp, kết chuyển giá vốn chưa. Kiểm tra tỷ lệ giá vốn/Doanh thu đối với năm nay so với năm ngoái như thế nào. Nếu tăng/giảm đột biến so với năm trước thì phải xem lại 14. Chi phí bán hàng, chi phí Quản lý: Chi phí đã có hóa đơn chứng từ hợp lý, hợp lệ chưa. Đối với chi phí bị khống chế: tiếp khách, hội nghị, khánh tiết… có vượt mức 15% Tổng chi phí được trừ (không bao gồm Giá vốn hàng bán đối với DN thương mại). Nếu chưa đến mức bị loại trừ thì tất cả được tính. Nếu vượt quá 15% Tổng chi phí thì phải làm 1 Bảng tính để theo dõi các chi phí được trừ, và dễ dàng kiểm tra đối chiếu. 15. Chi phí tài chính: Kiểm tra xem Chi phí lãi vay trong chi phí tài chính chiếm bao nhiêu. Nếu tiền mặt dư quá nhiều và phát sinh Chi Phí tài chính thì có thể chi phí này bị loại trong Quyết toán thuế (Nếu DN không giải trình được tại sao phát sinh chi phí lãi vay này). Phần đánh giá chênh lệch tỷ giá từng lần thanh toán phải có file theo dõi để đối chiếu và hạch toán vào 635 nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá từng lần thanh toán. Khi đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối kỳ, nếu phát sinh lỗ thì Chi phí này bị loại trừ khi tính Thuế TNDN 16. Kết chuyển: Bút toán kết chuyển đã được phần mềm hỗ trợ. Tuy nhiên phải kiểm tra, rà soát lại nếu phát hiện thấy TK từ loại 5 đến loại 9 còn số dư. Sau khi thực hiện đối chiếu hoàn thành, đưa lên mã vạch ở HTKK. - Báo cáo tài chính năm: Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 – DN. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DN. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DN. Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DN. - Báo cáo quyết toán thuế TNCN. - Báo cáo quyết toán thuế TNDN. Nộp Thuế TNDN năm nếu có lãi, nếu lãi thì phải làm thêm phụ lục 03-2A- TNDN chuyển lỗ năm trước sang. Ngoài ra, kế toán thuế còn cần lưu ý đến các công việc sau đây để giảm thiểu những thiếu sót không đáng có: 1. Công việc đầu năm mà kế toán thuế cần phải làm – Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm. + Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1. + Nếu là công ty mới thành lập thì nộp tờ khai và thuế môn bài trong vòng 30 ngày, kể từ khi có giấy phép Kinh doanh. + Nếu công ty có thay đổi về vốn, thì thời hạn cuối cùng nộp tờ khai thuế môn bài là 31/12 năm có thay đổi – Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước. Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1. Nếu theo quý thì là 30/1 – Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước liền kề – Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước liền kề – Nộp Báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, Quyết toán thuế TNCN của năm trước liền kề: Thời hạn nộp là 31/3 2. Công việc hằng ngày phải làm – Ghi chép, thu thập, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán: Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa,… Thì công việc của kế toán là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán. Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem hóa đơn hợp pháp không, có hợp lệ, hợp lý hay không. Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai, hóa đơn bất hợp pháp, kế toán phải xử lý ngay theo quy định của Thông tư 39/2014/TT-BTC và các văn bản pháp luật liên quan. Lập phiếu thu, phiếu chi, lập hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho… cần thiết trong ngày – Vào sổ quỹ, sổ tiển gửi, và các sổ sách cần thiết khác Lưu ý: Những chứng từ không dùng ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 5 năm Những chứng từ để ghi sổ, hạch toán được lưu giữ 10 năm Những chứng từ, hồ sơ đặc biệt quan trọng tu trữ vĩnh viễn 3. Công việc hàng tháng – Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng). – Đối với những hóa đơn đầu ra thì tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó. Kể từ ngày 1/1/2014 những hóa đơn đầu vào không bị khống chế thời gian kê khai, nhưng phải khai trước khi Cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra – Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng, và có số thuế TNCN được phải nộp trong tháng). – Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có – Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những DN mới thành lập dưới 12 tháng). – Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng liền kề – Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế 4. Công việc hàng quý – Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo quý) – Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý. – Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý. – Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý). – Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau liền kề. 5. Công việc cuối năm – Lập báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4 . – Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm – Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm – Kiểm kê quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản, đối chiếu công nợ – Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ chi tiết và sổ tổng hợp – Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh Báo cáo Tài chính, Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản. – In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó – Lưu trữ các chứng từ và sổ sách
Bà Nguyễn Thị Hương (Hà Nội) hỏi, giai đoạn từ 30/6/2016 trở về trước xuất khẩu bột đá siêu mịn đã qua chế biến thành sản phẩm khác thì khi xuất khẩu có áp dụng xác minh tỷ lệ nguyên vật liệu năng lượng theo Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 không? - Ngày hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ: Trước ngày 31/12/2015 kê khai bổ sung vào kỳ thuế tháng 1 đến tháng 6/2016 phân bổ cho doanh thu năm 2015 (tương ứng với doanh thu bán ra) hay phân bổ cho doanh thu phát sinh của kỳ kê khai năm 2016? - Ngày hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ: Tháng 1 đến tháng 6/2016 kê khai bổ sung vào kỳ thuế năm 2017 phân bổ cho doanh thu năm 2016 (từ ngày 30/6/2016 về trước tương ứng với doanh thu bán ra) hay phân bổ cho doanh thu phát sinh của kỳ kê khai năm 2017? - Ngày hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ: Tháng 7 đến tháng 12/2016 kê khai bổ sung vào kỳ thuế năm 2017 phân bổ cho các kỳ nào sau đây: Phân bổ cho doanh thu năm 2016 (từ ngày 1/7/2016 trở đi tương ứng với doanh thu bán ra)? Phân bổ cho doanh thu phát sinh năm 2016 không phân biệt kỳ 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm theo hiệu lực của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày và Thông tư số 130/2016/TT-BTC? Phân bổ cho kỳ kê khai năm 2017? - Ngày hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ mua vào: Giai đoạn từ ngày 30/6/2016 trở về trước; giai đoạn từ ngày 1/7/2016 đến ngày 31/12; giai đoạn năm 2017: Kê khai vào kỳ thuế năm 2017 phân bổ cho doanh thu phát sinh trong năm 2017 có đúng không khi thuế GTGT đầu vào giai đoạn từ ngày 30/6/2016 trở về trước; giai đoạn từ ngày 1/7/2016 đến ngày 31/12; giai đoạn năm 2017, kê khai vào kỳ thuế năm 2017 tương ứng với 19,0% doanh thu năm 2017. Thuế GTGT đầu vào hóa đơn mua năm 2017 tương ứng với 8,2% doanh thu năm 2017. Cục Thuế TP. Hà Nội trả lời vấn đề này như sau: Căn cứ Khoản 23 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về đối tượng không chịu thuế: "23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác. Tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác, bao gồm cả khoáng sản đã qua sàng, tuyển, xay, nghiền, xử lý nâng cao hàm lượng, hoặc tài nguyên đã qua công đoạn cắt, xẻ". Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính: "c) Sửa đổi, bổ sung Khoản 23 Điều 4 như sau: "23. Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác hoặc đã chế biến thành sản phẩm khác nhưng tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản xuất sản phẩm trở lên được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản". Căn cứ quy định tại Điều 6 Thông tư 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính quy định về hiệu lực thi hành của Thông tư: "1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, trừ Khoản 2 Điều này". Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Bộ Tài chính quy định về hiệu lực và trách nhiệm thi hành: "1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, trừ quy định tại Khoản 2 Điều này". Căn cứ quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC: "a) Sửa đổi Khoản 2 Điều 14 như sau: 2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được. Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý". Căn cứ quy định tại Tiết a Điểm 3 Công văn số 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 về việc hướng dẫn một số vướng mắc về khai thuế và khai bổ sung hồ sơ khai thuế; "Đối với người mua: Thời điểm phát hiện hóa đơn bỏ sót kỳ nào thì kê khai, khấu trừ bổ sung tại kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế". Căn cứ các quy định nêu trên, nếu người nộp thuế xác định sản phẩm bột đá siêu mịn đã qua chế biến thành sản phẩm khác thì khi xuất khẩu áp dụng xác định đối tượng theo quy định pháp luật tại thời điểm ghi nhận doanh thu tính thuế GTGT. Đối với các hóa đơn mua vào của các kỳ thuế trước bỏ sót chưa kê khai, doanh nghiệp thực hiện kê khai vào kỳ tính thuế phát hiện hóa đơn bỏ sót (kỳ phát hiện từ 2016 đến 2017) nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế và thực hiện phân bổ theo tỷ lệ doanh thu tại kỳ kê khai. Việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào của các hóa đơn bỏ sót người nộp thuế thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC. Chinhphu.vn Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp (Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân) Continue reading...
VBHN Thông tư về thuế GTGT, thuế TNCN với hộ, cá nhân kinh doanh Ngày 24/10/2022, Bộ Tài chính ban hành Văn bản hợp nhất 24/VBHN-BTC Thông tư hướng dẫn thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Theo đó, hợp nhất 02 Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính gồm: - Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do Bộ Tài chính ban hành ngày 01/6/2021. - Thông tư 100/2021/TT-BTC sửa đổi Thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 15/11/2021. Một số nội dung nổi bật tại Thông tư về thuế GTGT, thuế TNCN với hộ, cá nhân kinh doanh Cá nhân có doanh thu cho thuê tài sản dưới 100 triệu đồng/năm không phải nộp thuế Cá nhân chỉ có hoạt động cho thuê tài sản và thời gian cho thuê không trọn năm, nếu phát sinh doanh thu cho thuê từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì thuộc diện không phải nộp thuế GTGT, không phải nộp thuế TNCN. Trường hợp bên thuê trả tiền thuê tài sản trước cho nhiều năm thì mức doanh thu để xác định cá nhân phải nộp thuế hay không phải nộp thuế là doanh thu trả tiền một lần được phân bổ theo năm dương lịch. Cắt tóc, gội đầu, giặt là nộp thuế 7% Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, cá nhân, hộ kinh doanh kinh doanh các dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu, internet, game chịu 5% thuế GTGT và 2% thuế TNCN. Như vậy, tổng cộng mức thuế cá nhân, hộ kinh doanh dịch vụ này phải chịu là 7%. Ngoài ra, một số dịch vụ khác cũng phải chịu tổng mức thuế 7% gồm: - Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game; - Dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu; - Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan; - Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình... Không bắt buộc sàn TMĐT khai thuế thay người bán Theo điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 8 Thông tư 40/2021/TT-BTC (được sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 100/2021/TT-BTC) Tổ chức bao gồm cả chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự; Cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân là người nộp thuế trên cơ sở ủy quyền theo quy định của pháp luật dân sự. Phương pháp tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai Theo Thông tư 40/2021/TT-BTC, phương pháp kê khai áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy mô lớn; và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chưa đáp ứng quy mô lớn nhưng lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện khai thuế theo tháng trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới ra kinh doanh và hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đáp ứng các tiêu chí khai thuế theo quý và lựa chọn khai thuế theo quý theo quy định tại Điều 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu xác định doanh thu tính thuế không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế theo quy định tại Điều 50 Luật Quản lý thuế. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải thực hiện chế độ kế toán. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai không phải quyết toán thuế. Xem thêm tại VBHN Thông tư về thuế GTGT, thuế TNCN với hộ, cá nhân kinh doanh.
1. Thế nào là hóa đơn hợp pháp - Bất hợp pháp: 1.1. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn - Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc: - Lập khống hóa đơn; - Cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (trừ các trường hợp được sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế bán hoặc cấp và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư 39); - Cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; - Lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; - Lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; - Dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác. - Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn: - Hóa đơn có nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ. - Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế. - Sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hóa, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hóa, dịch vụ mua vào không có chứng từ. - Hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn. - Sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn. 1.2. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng. - Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn. - Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư 39, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành. - Hóa đơn hết giá trị sử dụng là: - Hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; - Các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; - Hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế). (Theo điều 22 và 23 Thông tư 39/2014/TT-BTC) Ví dụ: DN A mua hàng của DN B -> DN xuất hóa đơn GTGT, cung cấp hợp đồng, biên bản bàn giao hàng hóa, phiếu xuất ...(đầy đủ) -> Nhưng DN nợ Thuế (hay vì lý do nào đó) bị Cơ quan thuế đóng Mã số thuế -> Đây là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp - Bên bán: Ngoài việc phải kê khai thuế đầu ra còn bị phạt từ 20 - 50tr (tội sử dụng hóa đơn bất hợp pháp) - Bên mua: Ngoài việc không được khấu trừ, không được đưa vào chi phí còn bị phạt từ 20 - 50tr (Tội sử dụng hóa đơn bất hợp pháp NHƯ VẬY HÓA ĐƠN HỢP PHÁP LÀ: - Không nằm trong các quy định về sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nêu trên. - Nếu là hóa đơn GTGT (tự in, đặt in, điện tử) phải Thông báo phát hành trước khi sử dụng. - Nếu là hóa đơn bán hàng (hóa đơn trực tiếp) Phải mua ở Chi cục thuế, Cục thuế. Lời khuyên: - Bên bán: Khi nộp Thông báo phát hành hóa đơn -> Đợi từ 2 - 5 ngày, tra cứu xem đã cập nhật trên hệ thống chưa, nếu chưa phải liên hệ với Chi cục thuế để kiểm tra. - Bên mua: Khi nhận hóa đơn đầu vào -> Kiểm tra xem hóa đơn đó đã được Thông báo phát hành chưa và Kiểm tra xem tình trạng DN đó đang hoạt động hay bỏ trốn. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2. Thế nào là Hóa đơn hợp lệ: Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp: - Hóa đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của pháp luật như: hóa đơn GTGT không ghi thuế GTGT (trừ trường hợp đặc thù được dùng hóa đơn GTGT ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT); - Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán nên không xác định được người bán; - Hóa đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua nên không xác định được người mua; - Hóa đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hóa đơn bị tẩy xóa, hóa đơn khống (không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo); - Hóa đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của hàng hóa, dịch vụ mua, bán hoặc trao đổi. (Theo điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC) Như vậy: Hóa đơn hợp lệ phải được viết theo đúng các Nguyên tắc quy định tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC và 219/2013/TT-BTC như: - Phải ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn, tên, địa chỉ, mã số thuế người mua – người bán, - Tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền ghi bằng số và bằng chữ. - Người mua, người bán ký và ghi rõ họ tên, dấu người bán và ngày, tháng, năm lập hóa đơn. ----------------------------------------------------------- 3. Thế nào là Hóa đơn hợp lý: - Khi nói đến hoá đơn hợp lý là nói đến chi phí hợp lý. Chi phí có hoá đơn hợp pháp, hợp lệ vẫn chưa đủ, nó còn phải hợp lý. = > Nghĩa là nội dung trên hóa đơn phải đúng - phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh và có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN bên bán. Ví dụ 1: - Hóa đơn dịch vụ ăn uống mặc dù là hóa đơn hợp pháp, hợp lệ (Được bên bán thông báo phát hành đầy đủ, lập hóa đơn theo đúng quy định đầy đủ chi tiêu trên hóa đơn) -> Nhưng phải xem hóa đơn ấy có liên quan đến hoạt động SXKD hay không? - Nếu hóa đơn dịch vụ ăn uống là do bạn chiêu đãi người thân, gia đình, ... -> Không giải trình được là tiếp khách là ai ... - > Không liên quan đến hoạt động SXKD thì cho dù có hóa đơn hợp pháp, hợp lệ cũng không được đưa vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Ví dụ 2: - Doanh nghiệp bạn không có ô tô, phương tiện vận tải -> Mà lại có hóa đơn mua xăng dầu, nhiên liệu -> Thì bạn phải giải trình được là mua về làm gì, có phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN hay không -> Nếu không sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ. --------------------------------------------------------------------------- => Hóa đơn phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ, hợp lý -> Là căn cứ để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và xác định chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
DANH MỤC HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (Ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) � Số SỐ HIỆU TK TÊN TÀI KHOẢN TT Cấp 1 Cấp 2 1 2 3 4 LOẠI TÀI KHOẢN TÀI SẢN 01 111 Tiền mặt 1111 Tiền Việt Nam 1112 Ngoại tệ 1113 Vàng tiền tệ 02 112 Tiền gửi Ngân hàng 1121 Tiền Việt Nam 1122 Ngoại tệ 1123 Vàng tiền tệ 03 113 Tiền đang chuyển 1131 Tiền Việt Nam 1132 Ngoại tệ 04 121 Chứng khoán kinh doanh 1211 Cổ phiếu 1212 Trái phiếu 1218 Chứng khoán và công cụ tài chính khác 05 128 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 1281 Tiền gửi có kỳ hạn 1282 Trái phiếu 1283 Cho vay 1288 Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn 06 131 Phải thu của khách hàng 07 133 Thuế GTGT được khấu trừ 1331 1332 Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ 08 136 Phải thu nội bộ 1361 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 1362 Phải thu nội bộ về chênh lệch tỷ giá 1363 Phải thu nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá 1368 Phải thu nội bộ khác 09 138 Phải thu khác 1381 Tài sản thiếu chờ xử lý 1385 Phải thu về cổ phần hoá 1388 Phải thu khác 10 141 Tạm ứng 11 151 Hàng mua đang đi đường 12 152 Nguyên liệu, vật liệu 13 153 1531 1532 1533 1534 Công cụ, dụng cụ Công cụ, dụng cụ Bao bì luân chuyển Đồ dùng cho thuê Thiết bị, phụ tùng thay thế 14 154 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 15 155 1551 1557 Thành phẩm Thành phẩm nhập kho Thành phẩm bất động sản 16 156 Hàng hóa 1561 Giá mua hàng hóa 1562 Chi phí thu mua hàng hóa 1567 Hàng hóa bất động sản 17 157 Hàng gửi đi bán 18 158 Hàng hoá kho bảo thuế 19 161 Chi sự nghiệp 1611 Chi sự nghiệp năm trước 1612 Chi sự nghiệp năm nay 20 171 Giao dịch mua bán lại trái phiếu chính phủ 21 211 Tài sản cố định hữu hình 2111 Nhà cửa, vật kiến trúc 2112 Máy móc, thiết bị 2113 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 2114 Thiết bị, dụng cụ quản lý 2115 Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm 2118 TSCĐ khác 22 212 2121 2122 Tài sản cố định thuê tài chính TSCĐ hữu hình thuê tài chính. TSCĐ vô hình thuê tài chính. 23 213 Tài sản cố định vô hình 2131 Quyền sử dụng đất 2132 Quyền phát hành 2133 Bản quyền, bằng sáng chế 2134 Nhãn hiệu, tên thương mại 2135 Chương trình phần mềm 2136 Giấy phép và giấy phép nhượng quyền 2138 TSCĐ vô hình khác 24 214 Hao mòn tài sản cố định 2141 Hao mòn TSCĐ hữu hình 2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính 2143 Hao mòn TSCĐ vô hình 2147 Hao mòn bất động sản đầu tư 25 217 Bất động sản đầu tư 26 221 Đầu tư vào công ty con 27 222 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 28 228 2281 2288 Đầu tư khác Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác Đầu tư khác 29 229 2291 2292 2293 2294 Dự phòng tổn thất tài sản Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác Dự phòng phải thu khó đòi Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 30 241 Xây dựng cơ bản dở dang 2411 Mua sắm TSCĐ 2412 Xây dựng cơ bản 2413 Sửa chữa lớn TSCĐ 31 242 Chi phí trả trước 32 243 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 33 244 Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược LOẠI TÀI KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ 34 331 Phải trả cho người bán 35 333 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 3331 Thuế giá trị gia tăng phải nộp 33311 Thuế GTGT đầu ra 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt 3333 Thuế xuất, nhập khẩu 3334 Thuế thu nhập doanh nghiệp 3335 Thuế thu nhập cá nhân 3336 Thuế tài nguyên 3337 Thuế nhà đất, tiền thuê đất 3338 33381 33382 Thuế bảo vệ môi trường và các loại thuế khác Thuế bảo vệ môi trường Các loại thuế khác 3339 Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác 36 334 Phải trả người lao động 3341 Phải trả công nhân viên 3348 Phải trả người lao động khác 37 335 Chi phí phải trả 38 336 Phải trả nội bộ 3361 3362 3363 3368 Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh Phải trả nội bộ về chênh lệch tỷ giá Phải trả nội bộ về chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hoá Phải trả nội bộ khác 39 337 Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 40 338 Phải trả, phải nộp khác 3381 Tài sản thừa chờ giải quyết 3382 Kinh phí công đoàn 3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế 3385 Phải trả về cổ phần hoá 3386 Bảo hiểm thất nghiệp 3387 Doanh thu chưa thực hiện 3388 Phải trả, phải nộp khác 41 341 3411 3412 Vay và nợ thuê tài chính Các khoản đi vay Nợ thuê tài chính 42 343 3431 34311 34312 34313 3432 Trái phiếu phát hành Trái phiếu thường Mệnh giá trái phiếu Chiết khấu trái phiếu Phụ trội trái phiếu Trái phiếu chuyển đổi 43 344 Nhận ký quỹ, ký cược 44 347 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 45 352 3521 3522 3523 3524 Dự phòng phải trả Dự phòng bảo hành sản phẩm hàng hóa Dự phòng bảo hành công trình xây dựng Dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp Dự phòng phải trả khác 46 353 Quỹ khen thưởng phúc lợi 3531 Quỹ khen thưởng 3532 Quỹ phúc lợi 3533 Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ 3534 Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty 47 356 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 3561 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 3562 Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ 48 357 Quỹ bình ổn giá LOẠI TÀI KHOẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU 49 411 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 4111 41111 41112 Vốn góp của chủ sở hữu Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết Cổ phiếu ưu đãi 4112 Thặng dư vốn cổ phần 4113 Quyền chọn chuyển đổi trái phiếu 4118 Vốn khác 50 412 Chênh lệch đánh giá lại tài sản 51 413 Chênh lệch tỷ giá hối đoái 4131 Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ 4132 Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn trước hoạt động 52 414 Quỹ đầu tư phát triển 53 417 Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp 54 418 Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 55 419 Cổ phiếu quỹ 56 421 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 4211 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước 4212 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay 57 441 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 58 461 Nguồn kinh phí sự nghiệp 4611 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 4612 Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 59 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ LOẠI TÀI KHOẢN DOANH THU 60 511 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 5111 Doanh thu bán hàng hóa 5112 Doanh thu bán các thành phẩm 5113 5114 Doanh thu cung cấp dịch vụ Doanh thu trợ cấp, trợ giá 5117 Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư 5118 Doanh thu khác 61 515 Doanh thu hoạt động tài chính 62 521 Các khoản giảm trừ doanh thu 5211 Chiết khấu thương mại 5212 Hàng bán bị trả lại 5213 Giảm giá hàng bán LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH 63 611 Mua hàng 6111 Mua nguyên liệu, vật liệu 6112 Mua hàng hóa 64 621 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 65 622 Chi phí nhân công trực tiếp 66 623 Chi phí sử dụng máy thi công 6231 Chi phí nhân công 6232 Chi phí nguyên, vật liệu 6233 Chi phí dụng cụ sản xuất 6234 Chi phí khấu hao máy thi công 6237 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6238 Chi phí bằng tiền khác 67 627 Chi phí sản xuất chung 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng 6272 Chi phí nguyên, vật liệu 6273 Chi phí dụng cụ sản xuất 6274 Chi phí khấu hao TSCĐ 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6278 Chi phí bằng tiền khác 68 631 Giá thành sản xuất 69 632 Giá vốn hàng bán 70 635 Chi phí tài chính 71 641 Chi phí bán hàng 6411 Chi phí nhân viên 6412 Chi phí nguyên vật liệu, bao bì 6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng 6414 Chi phí khấu hao TSCĐ 6415 Chi phí bảo hành 6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6418 Chi phí bằng tiền khác 72 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6421 Chi phí nhân viên quản lý 6422 Chi phí vật liệu quản lý 6423 Chi phí đồ dùng văn phòng 6424 Chi phí khấu hao TSCĐ 6425 Thuế, phí và lệ phí 6426 Chi phí dự phòng 6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài 6428 Chi phí bằng tiền khác LOẠI TÀI KHOẢN THU NHẬP KHÁC 73 711 Thu nhập khác LOẠI TÀI KHOẢN CHI PHÍ KHÁC 74 811 Chi phí khác 75 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 8211 Chi phí thuế TNDN hiện hành 8212 Chi phí thuế TNDN hoãn lại TÀI KHOẢN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 76 911 Xác định kết quả kinh doanh “Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (ký hiệu quốc gia là “đ”; ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Thông tư này thì được chọn một loại ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán.
Cách kê khai thuế môn bài trên phần mềm HTKK rồi nộp trên trang thuedientu.gdt.gov.vn mới nhất: Trước khi tiến hành kê khai thuế môn bài bạn cần chú ý các vấn đề sau: 1. Xác định số thuế môn bài phải nộp: Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư Mức thuế môn bài cả năm Bậc Mã Tiều mục Trên 10 tỷ đồng 3.000.000 đồng/năm Bậc 1 2862 Từ 10 tỷ đồng trở xuống 2.000.000 đồng/năm Bậc 2 2863 Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác 1.000.000 đồng/năm Bậc 3 2864 ------------------------------------------------------------------------------------------------- 2. Thời hạn nộp Tờ khai lệ phí môn bài: Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: a) Người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có thành lập thêm đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. - Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi. b) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài. Cơ quan thuế căn cứ hồ sơ khai thuế, cơ sở dữ liệu quản lý thuế để xác định doanh thu làm căn cứ tính số tiền lệ phí môn bài phải nộp và thông báo cho người nộp lệ phí môn bài thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định này. ------------------------------------------------------------------------------------------ 3 Thời hạn nộp Tiền lệ phí môn bài: Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: a) Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 hàng năm. b) Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp) khi kết thúc thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp) thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau: - Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng đầu năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/7 năm kết thúc thời gian miễn. - Trường hợp kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài trong thời gian 6 tháng cuối năm thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn. c) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đó hoạt động trở lại thì thời hạn nộp lệ phí môn bài như sau: - Trường hợp ra hoạt động trong 6 tháng đầu năm: Chậm nhất là ngày 30/7 năm ra hoạt động. - Trường hợp ra hoạt động trong thời gian 6 tháng cuối năm: Chậm nhất là ngày 30/01 năm liền kề năm ra hoạt động. ------------------------------------------------------------------------------------------ Ví dụ 1: Kế toán Thiên Ưng thành lập ngày 12/03/2020 mức vốn điều lệ là 9 tỷ => Cty sẽ được miễn lệ phí môn bài năm 2020 (miễn thuế môn bài năm đầu thành lập). - Nộp Tờ khai lệ phí môn bài năm 2021 chậm nhất ngày 30/1/2021. - Nộp Tiền thuế môn bài năm 2021 chậm nhất ngày 30/1/2021 (Mức nộp là 2.000.000/năm) - Từ năm 2021 trở đi sẽ phải nộp tiền lệ phí môn bài hàng năm. Hạn chậm nhất là ngày 30/1 hàng năm. Ví dụ 2: Tiếp theo Ví dụ 1: Ngày 12/6/2020 Cty Thiên Ưng thành lập Chi nhánh A, như vậy Chi nhánh A cũng sẽ được miễn thuế môn bài năm 2020 (do Cty đang trong thời gian miễn thuế môn bài năm đầu, nên chi nhánh cũng được miễn). - Chi nhánh phụ thuộc hay độc lập, cùng tỉnh hay khác tỉnh cũng đều được miễn nhé. - Nộp Tờ khai lệ phí môn bài năm 2021 + Tiền thuế môn bài năm 2021 cho Chi nhánh A chậm nhất là ngày 30/01/2021. - Từ năm 2021 trở đi sẽ phải nộp tiền lệ phí môn bài hàng năm. Hạn chậm nhất là ngày 30/1 hàng năm (Mức lệ phí môn bài là 1.000.000/1 năm). Ví dụ 3: Tiếp theo Ví dụ 1: Ngày 29/02/2021 Cty Thiên Ưng thành lập Chi nhánh B, chi nhánh B sẽ phải nộp lệ phí môn bài mức cả năm 1.000.000/năm. - Do Cty không còn nằm trong thời gian được miễn thuế môn bài năm đầu, nên chi nhánh sẽ phải nộp thuế môn bài ngay năm thành lập, tức là năm 2021. - Mức lệ phí môn bài là 1.000.000 là do thành lập 6 tháng đầu năm - Nếu thành lập 6 tháng cuối năm thì nộp 500k). Hằng năm sẽ nộp mức là 1.000.000đ/năm - Nộp Tờ khai + Tiền thuế môn bài năm 2021 cho Chi nhánh B chậm nhất ngày 30/01/2022. (Chú ý: Nếu để sang năm 2022 nộp tiền thuế môn bài thì các bạn cũng phải nộp luôn cho năm 2022 nhé => Tức là nộp cho năm 2021 và 2022 chậm nhất là ngày 30/01/2022). Ví dụ 4: Tiếp theo Ví dụ 1: Ngày 19/04/2021 Cty tăng vốn điều lệ từ 9 tỷ - lên 12 tỷ => Công ty sẽ phải nộp lại Tờ khai thuế môn bài năm 2022, chậm nhất là ngày 30/01/2022 (chậm nhất ngày 30/1 năm sau năm thay đổi). - Cty không phải nộp thêm tiền thuế môn bài cho năm 2021 (vì nộp đầu năm rồi). Nộp tiền thuế môn bài năm 2022 theo mức mới là 3.000.000/năm -> Hạn chậm nhất là ngày 30/01/2022. - Chi tiết về các trường hợp được miễn lệ phí môn bài; Thời hạn miễn lệ phí môn bài; Bậc thuế môn bài đối với cá nhân, hộ kinh doanh...
Kế toán thuế là 1 vị trí công việc không thể thiếu trong bất kỳ 1 DN nào, nhưng đại đa số các bạn sinh viên kế toán mới chưa hình dung rõ ràng công việc kế toán phải làm những gì. Các công việc của nhân viên kế toán thuế trong DN thực tế phải làm: Chú ý: Công việc của người kế toán thuế không quá khó nếu bạn am hiểu luật thuế và thường xuyên cập nhật những Luật thuế mới nhất. Vì hầu hết mọi việc đều phải làm theo những quy định của Luật thuế. - Các bạn có thể vào các trang của tổng cục thuế như: gdt.gov.vn, các trang về kế toán. - Việc thường xuyên update những Luật thuế mới sẽ giúp các bạn làm đúng, làm đủ, kịp thời tránh gây thiệt hại cho DN. 1. Công việc đầu năm mà kế toán thuế cần phải làm: - Kê khai và nộp tiền thuế môn bài đầu năm. Hạn nộp tiền thuế môn bài là ngày 31/1. Nếu là công ty mới thành lập bạn nhớ phải nộp tờ khai + tiền thuế môn bài nhé. Chi tiết bạn xem tại đây: Hướng dẫn cách kê khai thuế môn bài - Nộp tờ khai thuế GTGT, TNCN tháng 12 hoặc quý IV của năm trước. ( Nếu kê khai theo tháng thì hạn nộp là 20/1. Nếu theo quý thì là 30/1) - Nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý IV năm trước. - Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý IV năm trước 2. Công việc hằng ngày phải làm: Tập hợp, xử lý và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán: - Khi DN có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế như mua bán hàng hóa… Thì công việc của kế toán thuế là phải thu thập tất cả các hóa đơn chứng từ có liên quan (đầu ra, đầu vào) để làm căn cứ cho việc kê khai thuế và hạch toán. - Sau khi đã tập được các hóa đơn chứng từ liên quan thì kế toán thuế phải tiền hành xử lý và kiểm tra xem có hợp lý – hợp lệ - hợp pháp hay không. - Trường hợp nếu phát hiện hóa đơn GTGT viết sai các bạn phải xử lý ngay. - Cuối cùng là các bạn phải sắp xếp và lưu trữ hóa đơn chứng từ để đảm bảo không xảy ra việc rách nát, cháy hỏng… Lưu ý: Những chứng từ như: Phiếu thu, chi, nhập, xuất phải lưu trữ 5 năm. Những hóa đơn thông thường phải lưu trữ 10 năm. 3. Công việc hàng tháng: - Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng (Nếu DN kê khai thuế GTGT theo tháng). + Đối với những hóa đơn đầu ra thì tháng nào có phát sinh phải kê vào tháng đó. Kể từ ngày 1/1/2014 những hóa đơn đầu vào thì được kê khai tháng nào cũng được nhưng phải trước khi Cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra. - Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng (Nếu DN kê khai theo tháng). - Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có - Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng (Đối với những DN mới thành lập dưới 12 tháng). - Hạn nộp tờ khai là ngày 20 của tháng sau. Lưu ý: Nếu trong tháng có phát sinh số tiền thuế phải nộp thì hạn nộp tờ khai cũng là hạn nộp tiền thuế 4. Công việc hàng quý: - Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý. - Lập tờ khai thuế GTGT theo quý (Nếu DN bạn kê khai thuế GTGT theo quý), chi tiết bạn có thể xem ở đường link bên trên phần công việc hàng tháng. - Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý. - Lập tờ khai thuế TNCN theo quý (Nếu DN kê khai theo quý). - Hạn nộp các tờ khai trên là ngày 30 của tháng đầu tiên quý sau. 5. Công việc cuối năm - Cuối năm bạn nhớ làm báo cáo thuế cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4 nhé. - Lập báo cáo quyết toán thuế TNCN năm - Lập báo cáo Quyết toán thuế TNDN năm - Lập Báo cáo tài chính năm gồm: Bảng Cân đối Kế toán. Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. Thuyết minh Báo cáo Tài chính. Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản.
Top Bottom
Đăng chủ đề