Có gì mới?
Blue
Red
Green
Orange
Voilet
Slate
Dark

Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc

hrspring.tides

Administrator
Staff member
Tham gia
Bài viết
11,605
Điểm tương tác
85
Offline
Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc, hiểu thế nào cho đúng?
Rất nhiều bạn gửi câu hỏi về cho Phòng tư vấn SprinGO về Luật Lao động, các bạn băn khoăn và nhầm lẫn giữa khái niệm "thời gian tính trợ cấp thôi việc sẽ bằng tổng thời gian làm tại công ty trừ đi thời gian đã đóng BHTN "
Cách hiểu sai thứ nhất: Các bạn nghĩ là từ 2009 trở đi, đã có BH thất nghiệp nên không tính trợ cấp thôi việc
Cách hiểu sai thứ hai: Thời gian thử việc và thời gian tập nghề được tính vào thời gian hưởng trợ cấp thôi việc.

Các bạn chú ý nhé:

Theo Nghị định 148/CP-2018
Sửa đổi Khoản 3 Điều 14 như sau:
“3, Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chỉ trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mắt việc làm trước đó (nếu có). Trong đó:

Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động; thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 của Bộ luật lao động.

Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thời gian người sử dụng lao động đã chỉ trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp;

Không có văn bản nào nói rằng: Sau năm 2008 thì Người lao động không được tính thời gian vào thời gian hưởng trợ cấp thôi việc. Và theo điểm b trên thì cứ thời gian KHÔNG ĐƯỢC TÍNH LÀ THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP THÌ SẼ THỎA MÃN ĐIỀU KIỆN SAU:

“3, Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp"

Ví dụ, thời gian Nghỉ Thai sản
Căn cứ vào Điều 11 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP, thời gian nghỉ thai sản của người lao động từ 14 ngày trở lên, hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội và không nhận lương tại đơn vị làm việc thì không thuộc đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp. Tức là trong thời gian này người lao động không phải đóng BHTN.

Vì bài quá dài nên các bạn đọc tiếp trong file đính kèm nhé.
 

Đính kèm

  • Thời gian tính hưởng trợ cấp thôi việc.docx
    76.7 KB · Xem: 9

hrspring.tides

Administrator
Staff member
Tham gia
Bài viết
11,605
Điểm tương tác
85
Offline
Chị Xuân ui File đinh kèm e mở ra bị lỗi . E xem trên điện thoại ah.

Trên điện thoại không hỗ trợ xem file ảnh thì em không xem được.
Em mở trên máy tính sẽ xem bình thường. Đã tải lại rồi em nhé
 

codevn_fb_comment

Top Bottom