KHÓA HỌC NHÂN SỰ VÀ KỸ NĂNG MỀM SẮP KHAI GIẢNG TẠI SPRINGO! Tìm hiểu thêm

  • hot.gif ĐỪNG BỎ LỠ: mui_ten_1.gif

Team Flash vô địch AIC 2019, nhưng ai đại diện VN đấu Liên Quân tại SEA Games?

Thứ Sáu, ngày 29/11/2019 12:05 PM (GMT+7)

AIC 2019 đã khép lại, sắp tới game thủ Liên Quân Mobile sẽ tiếp tục được theo dõi các trận đấu đỉnh cao tại SEA Games 30.


Sau 2 ngày tranh tài gay cấn tại ICONSIAM (Bangkok, Thái Lan), Team Flash đã xuất sắc trở thành nhà vô địch của giải quốc tế Arena of Valor International Championship (AIC) 2019 sau khi đánh bại đội chủ nhà Buriram United trong trận chung kết. Vị trí thứ 3 và 4 của giải đấu lần lượt thuộc về Hong Kong Attitude và HTVC IGP Gaming.

1574998470-43-1-min-1574997935-width660height440.jpg


Team Flash của Việt Nam.

Giải quốc tế AIC 2019 quy tụ 12 đội tuyển xuất sắc nhất thế giới tới từ 9 khu vực. Với tổng giải thưởng hơn 4,6 tỷ đồng, AIC 2019 trở thành một trong những giải đấu quốc tế có tiền thưởng cao nhất thuộc thể loại game MOBA trên nền tảng di động.

Có tới hơn 5.000 khán giả có mặt tại ICONSIAM để theo dõi vòng chung kết AIC 2019. Sự kiện này cũng được tường thuật trực tiếp tới người hâm mộ trên toàn thế giới với 6 thứ tiếng bao gồm: Tiếng Anh, tiếng Thái, tiếng Việt, tiếng Indonesia, tiếng Nhật Bản và tiếng Mandarin (Trung Quốc đại lục); và thu hút hơn 53 triệu lượt xem, tăng 30% so với AIC 2018.

Vượt qua lần lượt HTVC IGP Gaming và Buriram United trong vòng chung kết với cùng tỉ số 4 - 1, Team Flash trở thành đội tuyển xuất sắc nhất trong lịch sử Liên Quân Mobile với chức vô địch hai giải quốc tế liên tiếp, bắt đầu từ AWC 2019 vào tháng 7 trên sân nhà tại Đà Nẵng.



Thứ hạng chung cuộc cùng tiền thưởng của các đội tuyển tại AIC 2019.

Với việc giành danh hiệu tuyển thủ xuất sắc nhất AIC 2019, người đi đường giữa Team Flash Trần "XB" Xuân Bách nhận được 230 triệu đồng tiền thưởng. Bên cạnh đó, đội hình xuất sắc nhất giải đấu do ban tổ chức bình chọn cũng nhận được 184 triệu đồng tiền thưởng.

Giải 1v1 đầu tiên trong lịch sử AIC diễn ra từ ngày 6/11 tới 10/11 đã khép lại với chức vô địch thuộc về tuyển thủ NuNuu (Buriram United). Anh chàng này nhận được 115 triệu đồng tiền thưởng, còn tuyển thủ giành danh hiệu Á quân VEX (NOVA Esports) nhận được 69 triệu đồng tiền thưởng.


AIC 2019 đã khép lại, sắp tới game thủ Liên Quân Mobile sẽ tiếp tục được theo dõi các trận đấu đỉnh cao tại SEA Games 30.


Vào tháng 12 tới, Liên Quân Mobile được lựa chọn là môn thể thao thi đấu tính huy chương tại SEA Games 30 diễn ra tại Philippines. Đây là lần đầu tiên thể thao điện tử được coi là một môn thể thao chính thống khi thi đấu tính huy chương tại một kỳ đại hội thể thao được phê chuẩn bởi Ủy ban Olympic Quốc tế.

Các bộ môn thể thao điện tử tại SEA Games 30 sẽ được thi đấu tại FilOil Flying V Center ở San Juan, Manila từ ngày 5 - 10/12. Đại diện của Liên Quân Việt Nam tham dự SEA Games 30 là đội tuyển Mocha ZD eSports.

Nguồn: http://danviet.vn/cong-nghe/team-fl...ng-ai-dai-dien-vn-dau-lien-quan-tai-s...Nguồn: http://danviet.vn/cong-nghe/team-fl...n-vn-dau-lien-quan-tai-sea-games-1036553.html

127033-927-team-flash-1574127015-width640height480.jpg


Hai đội tuyển này sẽ đụng độ nhau để tái hiện trận chung kết Đấu Trường Danh Vọng mùa Đông 2019.


''

Tiếp tục đọc...
 

Facebook Comment

Similar threads

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Thuật ngữ "quản lý nguồn nhân lực" đã được sử dụng phổ biến trong khoảng mười đến mười lăm năm trở lại đây. Trước đó, lĩnh vực này thường được gọi là "quản lý nhân sự". Các cột mốc lịch sử trong phát triển HRM Frederick Taylor, được biết đến là cha...
Trả lời
0
Xem
11
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga Đoàn đại biểu tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Phân ban Việt...
Trả lời
0
Xem
1
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh hải Dương đã huy động lực lượng trợ giúp nhân dân phòng, chống bão, di chuyển người, tài sản Khu vực tỉnh Hải Dương đã có mưa vừa đến mưa to, tổng lượng lượng mưa từ 19h ngày 6/9 đến 19h ngày 7/9 phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 150mm (cao nhất ở Ninh...
Trả lời
0
Xem
1

Xem thêm

Một đoạn mã nguồn của iOS 13 beta 7 đã hé lộ ngày ra mắt chính thức của iPhone 11. Tiếp tục đọc...
Trả lời
0
Xem
1K

Zalo Comment:

SPRINGO ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ HỌC CỦA DOANH GIỚI & DOANH NGHIỆP

3 / 12
Ký hợp đồng tư vấn với công ty Chí Công...
5 / 12
Ký hợp đồng tư vấn quản trị nhân sự với Nhựa Hoàng Hà...
6 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Công ty Wilson...
7 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Công ty TDC...
11 / 12
Ký hợp đồng tư vấn quản trị nhân sự với Nhựa Hoàng Hà...
12 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Hệ thống lương 3P...

Có thể bạn quan tâm

Ngày 6/8/2021, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã công bố quyết định về việc chuẩn y Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn, thành viên Hội đồng Thành viên và Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT. Cụ thể, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã chuẩn y ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn VNPT nhiệm kỳ 2020-2025. Ông Huỳnh Quang Liêm, Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Tập đoàn VNPT nhiệm kỳ 2020-2025. Theo quyết định của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, ông Tô Dũng Thái, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT được bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT. Ông Tô Dũng Thái sinh năm 1967, là Thạc sĩ Kỹ thuật điện tử viễn thông. Bắt đầu làm việc tại VNPT Hà Nội từ năm 1992, ông từng nắm giữ trọng trách lãnh đạo nhiều đơn vị thuộc VNPT Hà Nội. Tháng 12/2015, ông Tô Dũng Thái được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc VNPT-VinaPhone. Ở cương vị là Tổng giám đốc VNPT-VinaPhone, với vai trò điều hành, ông Tô Dũng Thái đã góp phần không nhỏ đưa thương hiệu VinaPhone ngày một phát triển. Từ tháng 4/2019, ông Tô Dũng Thái được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT, kiêm Chủ tịch Tổng Công ty VNPT-VinaPhone. Với tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm, ông Tô Dũng Thái đã cùng Ban Tổng giám đốc VNPT chỉ đạo, điều hành Tập đoàn vượt qua những giai đoạn khó khăn, thử thách để hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị được giao. Đặc biệt là trong giai đoạn Tập đoàn thực hiện mục tiêu kép: vừa đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống cho cán bộ nhân viên, người lao động, vừa sát cánh cùng Chính phủ phòng chống dịch, đảm bảo an toàn. Ông Tô Dũng Thái, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT được bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT. Theo quyết định của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, bà Hoàng Kim Bình, Phó Tổng giám đốc VNPT-Net được bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT. Bà Hoàng Kim Bình, sinh năm 1975. Trong 20 năm công tác tại VNPT, bà Bình đã trải qua nhiều vị trí công tác, từ chuyên viên Ban Kế toán Tài chính Thống kê, Trưởng Phòng Kiểm toán nội bộ VNPT Hà Nội, Trưởng Ban Kiểm toán nội bộ tập đoàn, Trưởng ban Kế toán tài chính tập đoàn. Trước khi được bổ nhiệm giữ vị trí Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT, bà Hoàng Kim Bình giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc VNPT-Net. Bà Hoàng Kim Bình, Phó Tổng giám đốc VNPT-Net được bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT. Phát biểu nhận nhiệm vụ, ông Tô Dũng Thái và bà Hoàng Kim Bình cam kết, với trọng trách là Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT, sẽ nỗ lực hơn nữa, tận tâm tận lực cùng Ban lãnh đạo Tập đoàn lãnh đạo VNPT vượt qua mọi khó khăn, thử thách để hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, bảo đảm tăng trưởng lợi nhuận, nộp ngân sách Nhà nước và đảm bảo thu nhập, đời sống của cán bộ nhân viên. Đồng thời, tiếp tục dẫn dắt để VNPT thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược VNPT 4.0, trở thành Tập đoàn công nghệ số, tiên phong trong chuyển đổi số quốc gia. Cũng trong sáng ngày 6/8/2021, VNPT đã công bố các quyết định bổ nhiệm thêm 2 Phó Tổng giám đốc Tập đoàn và lãnh đạo cấp cao của các đơn vị thành viên. Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn VNPT đã quyết định bổ nhiệm bà Trần Thanh Thủy và ông Ngô Diên Hy làm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT. Bà Trần Thanh Thủy sinh năm 1972. Trong 26 năm gắn bó với ngành Bưu điện và VNPT, bà đã đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo tại các đơn vị trong Tập đoàn. Từ năm 2013 đến tháng 5/2019, với trọng trách là Trưởng Đại diện, Giám đốc VNPT Nghệ An, bà Thanh Thủy đã tạo nên những bứt phá mạnh mẽ trong hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện bậc xếp hạng hiệu quả kinh doanh của VNPT Nghệ An. Tháng 5/2019 đến 7/2020, bà Trần Thanh Thủy được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty VNPT-VinaPhone. Với vị trí của mình, bà Thủy đã cùng tập thể Ban Lãnh đạo VNPT-VinaPhone chỉ đạo, điều hành đơn vị vượt qua những khó khăn, quyết tâm giữ vững doanh thu, thị phần của VNPT trong bối cảnh thị trường đầy thách thức và đặc biệt là trong giai đoạn cả nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ cho dịch bệnh. Được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, bà Trần Thanh Thủy cũng được giao kiêm chức vụ Chủ tịch VNPT-VinaPhone. Bà Trần Thanh Thủy được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT. Ông Ngô Diên Hy sinh năm sinh 1975, là kỹ sư CNTT Đại học Bách Khoa Hà Nội, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh. Ông Hy đã được giao trọng trách ở các vị trí lãnh đạo quản lý như Phó Giám đốc Trung tâm tính cước của Công ty VinaPhone, Giám đốc Trung tâm Phát triển dịch vụ, Công ty VinaPhone. Tháng 3/2015, ông được bổ nhiệm làm Phó Ban IT&VAS của VNPT. Đến tháng 4/2018, ông Ngô Diên Hy được giao nhiệm vụ làm Tổng giám đốc VNPT-IT, một trụ cột mới của VNPT trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu tăng trưởng từ các dịch vụ viễn thông truyền thống sang dịch vụ số. Được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn phụ trách lĩnh vực chuyển đổi số, ông Ngô Diên Hy cũng được giao kiêm chức vụ Chủ tịch VNPT-Media. Ông Ngô Diên Hy được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT. Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Trần Thanh Thủy và ông Ngô Diên Hy cam kết sẽ nỗ lực, đem hết tâm huyết, trí tuệ, cùng những trải nghiệm, kinh nghiệm của mình để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được phân công trong Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn và nhiệm vụ của Chủ tịch VNPT-VinaPhone, Chủ tịch VNPT-Media. Cùng ngày, Tập đoàn VNPT cũng công bố quyết định bổ nhiệm ông Vũ Trường Giang, Trưởng đại diện - Giám đốc VNPT Đà Nẵng làm Tổng Giám đốc VNPT-Media và ông Dương Thành Long, Tổng Giám đốc VNPT-Media làm Tổng Giám đốc VNPT-IT. Phát biểu lại lễ công bố quyết định bổ nhiệm Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn VNPT, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhấn mạnh, việc củng cố, kiện toàn bộ máy lãnh đạo của VNPT hôm nay là hết sức quan trọng và cần thiết khi VNPT đang thực hiện sứ mệnh của trong tiên phong, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia với sự tin tưởng của Chính phủ, các bộ, ban, ngành và địa phương. Tại sự kiện này, Chủ tịch Tập đoàn VNPT Phạm Đức Long cho rằng, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh mạnh và chịu sự ảnh hưởng mạnh của bệnh dịch, hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT đang và sẽ chịu không ít áp lực và thách thức. Việc bổ nhiệm 2 Phó Tổng giám đốc Tập đoàn hôm nay đã tăng cường sức mạnh để Ban Lãnh đạo lãnh đạo VNPT vượt qua những thách thức này. Thái Khang Tiếp tục đọc...
Cách AI đang làm thay đổi phong cách làm việc của HR (Human Resources) Trên internet đã có nhiều bài viết về công cụ AI trong lĩnh vực nhân sự thường tập trung vào việc giới thiệu những công cụ mới mà ít đi sâu vào cách sử dụng chúng một cách hiệu quả. Bài viết này các chuyên gia của Công ty TNHH Đào tạo Tư vấn Phát triển SprinGO sẽ cùng chúng ta đi sâu khai thác các ví dụ thực tế, nghiên cứu điển hình, và một số lời khuyên về cách lựa chọn và triển khai công nghệ AI một cách hiệu quả với các nội dung chính như: Phân tích dữ liệu nhân sự: Giới thiệu cách sử dụng AI để phân tích xu hướng, dự đoán nhu cầu tuyển dụng, và đánh giá hiệu suất nhân viên. Có thể đề cập đến các công cụ cụ thể và ví dụ về cách áp dụng chúng vào các báo cáo và quyết định chiến lược. Tuyển dụng và lựa chọn: Hướng dẫn sử dụng AI để cải thiện quy trình tuyển dụng, từ việc sàng lọc hồ sơ xin việc đến việc phỏng vấn ứng viên tự động. Đi sâu vào các công nghệ như phân tích ngôn ngữ tự nhiên (NLP) và machine learning để chỉ ra cách thức tạo ra các quy trình tuyển dụng khách quan và hiệu quả hơn. Phát triển và đào tạo nhân sự: Giải thích cách AI có thể hỗ trợ trong việc cá nhân hóa các chương trình đào tạo và phát triển, đánh giá nhu cầu đào tạo, và theo dõi tiến trình học tập của nhân viên. Bài viết có thể nêu bật những ứng dụng như hệ thống quản lý học tập (LMS) tích hợp AI. Tăng cường trải nghiệm nhân viên: Mô tả cách AI giúp cải thiện sự hài lòng và cam kết của nhân viên qua các công cụ như chatbots để trả lời câu hỏi và hỗ trợ các vấn đề HR, hoặc các hệ thống khuyến nghị để cung cấp các lợi ích và nguồn lực phù hợp với nhu cầu của nhân viên. Đánh giá và phản hồi: Đề cập đến việc sử dụng AI để thu thập và phân tích phản hồi từ nhân viên, đồng thời sử dụng dữ liệu này để cải tiến môi trường làm việc và chính sách công ty. Bài viết này trọng tâm vào chủ đề: Ứng dụng AI trong tuyển dụng nhân sự Giới Thiệu Khái niệm AI trong tuyển dụng: Các ứng dụng của AI trong tuyển dụng, bao gồm việc sàng lọc tự động, phân tích hồ sơ xin việc, và phỏng vấn trực tuyến…. Lợi ích của AI trong tuyển dụng: Cải thiện hiệu quả hoạt động tuyển dụng, rút ngắn thời gian nâng cao hiệu suất. Cách AI đang làm thay đổi phong cách làm việc của HR (Human Resources) 1. Sàng Lọc Hồ Sơ Xin Việc Khái quát về Machine Learning: Giới thiệu về cách các thuật toán machine learning làm việc, cụ thể là cách chúng phân tích dữ liệu hồ sơ để xác định các ứng viên tiềm năng phù hợp với yêu cầu công việc. Khái Niệm Cơ Bản về Machine Learning trong Tuyển Dụng Machine Learning (ML) là một nhánh của trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép máy tính học hỏi từ dữ liệu mà không cần lập trình một cách cụ thể. Trong lĩnh vực tuyển dụng, ML được sử dụng để tự động hóa và tối ưu hóa việc sàng lọc và đánh giá hồ sơ ứng viên. Quá Trình Phân Tích Dữ liệu Hồ Sơ Thu thập Dữ liệu: Hệ thống thu thập dữ liệu từ các hồ sơ xin việc, bao gồm thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, giáo dục, và các dữ liệu khác như thư giới thiệu và danh mục đầu tư. Tiền xử lý Dữ liệu: Dữ liệu được làm sạch và chuẩn hóa. Quá trình này bao gồm việc loại bỏ các lỗi, điền vào các khoảng trống, và chuyển đổi thông tin thành các định dạng có thể được máy tính hiểu và xử lý, chẳng hạn như chuyển đổi kinh nghiệm làm việc thành số năm. Huấn luyện Mô hình: Dữ liệu đã được chuẩn hóa sẽ được sử dụng để huấn luyện các mô hình ML. Các thuật toán như phân loại (classification) được sử dụng để xác định các ứng viên phù hợp dựa trên các tiêu chí đã định trước. Phân tích và Dự đoán: Mô hình ML sẽ phân tích các hồ sơ và dự đoán khả năng phù hợp của từng ứng viên với yêu cầu của công việc. Điều này được thực hiện bằng cách so sánh thông tin từ hồ sơ với những tiêu chuẩn của công việc, như kỹ năng yêu cầu và kinh nghiệm cần thiết. Đánh Giá và Phản Hồi: Mô hình ML cũng có thể được điều chỉnh và cải thiện liên tục dựa trên phản hồi từ các quyết định tuyển dụng thực tế và kết quả của các ứng viên sau khi vào làm. Bằng cách sử dụng ML trong quá trình tuyển dụng, các tổ chức có thể đáng kể cải thiện hiệu quả và chất lượng của quá trình tuyển dụng, đồng thời giảm thiểu các vấn đề như thiên vị và sai sót do con người. Các bạn có thể tham khảo tại link sau: https://www.hirevue.com/ Lúc đầu có thể bạn sẽ thấy ngại khi thực hiện phỏng vấn qua video thay vì nói chuyện trực tiếp với một người trong văn phòng! Nhưng đó vẫn là tương lai của tuyển dụng nên bạn phải chuẩn bị! Công cụ AI tiêu biểu: Đề cập đến các công cụ như Lever và Greenhouse, những hệ thống này sử dụng AI để tự động hóa việc phân tích và sàng lọc hồ sơ, giảm bớt gánh nặng công việc cho bộ phận nhân sự. Lợi ích: Tăng tốc độ sàng lọc hồ sơ, giảm thiểu sai sót do con người gây ra và tăng cường khách quan trong quá trình tuyển dụng. Thách thức và giải pháp: Đôi khi phần mềm sẽ có thiên vị trong dữ liệu đào tạo và các công ty có thể khắc phục điều này bằng cách cập nhật liên tục thuật toán và kiểm tra chất lượng dữ liệu. 2. Phỏng Vấn Tự Động Công nghệ AI dùng trong phỏng vấn: Các hệ thống như HireVue sử dụng AI để phân tích video và nhận dạng giọng nói, nhằm đánh giá kỹ năng giao tiếp và phản ứng của ứng viên. Cách thức hoạt động: Mô tả cụ thể cách thức một cuộc phỏng vấn AI diễn ra, từ ghi nhận phản ứng ứng viên cho đến cách đánh giá tự động. Các rủi ro: Khi sử dụng phụ thuộc vào AI thì việc phỏng vấn không trực tiếp sẽ có các hạn chế như sau: 1. Thiếu giao tiếp không lời Vấn đề: Trong các cuộc phỏng vấn truyền thống, giao tiếp không lời như ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, và biểu cảm khuôn mặt có thể cung cấp thông tin quan trọng về thái độ và phản ứng của ứng viên. AI có thể không hoàn toàn nắm bắt được những tín hiệu này một cách chính xác. Hậu quả: Điều này có thể dẫn đến việc đánh giá không chính xác về ứng viên, bỏ qua những người có khả năng giao tiếp và phản ứng tốt trong môi trường thực tế. 2. Thiên vị trong thuật toán Vấn đề: Nếu dữ liệu được sử dụng để huấn luyện các mô hình AI chứa thiên vị, thuật toán cũng sẽ phản ánh những thiên vị đó. Hậu quả: Điều này có thể dẫn đến các quyết định tuyển dụng không công bằng, phân biệt đối xử, và ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh của công ty. 3. Sự phụ thuộc vào công nghệ Vấn đề: Việc quá phụ thuộc vào AI có thể làm giảm khả năng đánh giá độc lập của nhân viên tuyển dụng. Hậu quả: Điều này có thể hạn chế khả năng sáng tạo và linh hoạt trong quá trình tuyển dụng, khiến cho quy trình trở nên cứng nhắc và kém hiệu quả trong một số trường hợp. 4. Vấn đề về quyền riêng tư Vấn đề: Sử dụng AI trong phỏng vấn có thể thu thập một lượng lớn dữ liệu cá nhân mà không có sự đồng ý rõ ràng từ ứng viên. Hậu quả: Điều này có thể vi phạm các quy định về quyền riêng tư và dẫn đến các vấn đề pháp lý, ảnh hưởng đến uy tín của công ty. 5. Giảm sự tương tác con người Vấn đề: Việc sử dụng AI có thể giảm bớt sự tương tác trực tiếp giữa nhân viên tuyển dụng và ứng viên. Hậu quả: Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng đánh giá toàn diện và khả năng phát triển mối quan hệ cá nhân, là yếu tố quan trọng trong quá trình tuyển dụng và duy trì nhân tài. Do vậy, các tổ chức cần xem xét những rủi ro này và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi triển khai AI trong quy trình tuyển dụng của mình. Việc sử dụng một cách có chọn lọc và kết hợp giữa các phương pháp truyền thống và công nghệ mới có thể là giải pháp tốt nhất để đảm bảo hiệu quả và công bằng trong tuyển dụng. 3. Tối Ưu Hóa Trải Nghiệm Ứng Viên Chatbots trong tuyển dụng: Các bạn có thể tham khảo các chatbots như Mya, vốn có khả năng tương tác với ứng viên 24/7, cung cấp thông tin và trả lời câu hỏi một cách tự động. Cá nhân hóa với AI: AI có thể phân tích dữ liệu ứng viên để cung cấp các đề xuất việc làm tùy chỉnh, cải thiện mức độ hài lòng và tăng cơ hội vận động ứng viên tham gia vào các vòng tuyển dụng tiếp theo. Lợi ích cho cả ứng viên và nhà tuyển dụng: AI không chỉ làm cho quá trình tuyển dụng hiệu quả hơn mà còn giúp ứng viên cảm thấy được quan tâm và trân trọng hơn. 4. Kết Luận và Hướng Dẫn Tương Lai Hiệu Quả của AI trong Tuyển Dụng Tăng Tốc Độ Phỏng Vấn và Tuyển Dụng Số liệu: Các công ty như Unilever và Hilton đã sử dụng công nghệ AI trong quá trình tuyển dụng và báo cáo rằng thời gian cần thiết để điền một vị trí đã giảm từ 42 ngày xuống chỉ còn 9 ngày. Phân tích: Việc sử dụng AI giúp tự động hóa nhiều khía cạnh của quá trình tuyển dụng, từ sàng lọc hồ sơ đến tiến hành phỏng vấn, giảm đáng kể thời gian cần thiết để tìm kiếm và đánh giá ứng viên. Cải Thiện Chất Lượng Tuyển Dụng Số liệu: Theo LinkedIn, 67% nhà tuyển dụng và quản lý nhân sự cho rằng AI giúp cải thiện chất lượng của các ứng viên được tuyển dụng. Phân tích: AI có thể phân tích lượng lớn dữ liệu để xác định các ứng viên phù hợp nhất, cải thiện chất lượng của quá trình tuyển dụng bằng cách giảm thiểu sự thiên vị và tăng cường khách quan. Giảm Chi Phí Tuyển Dụng Số liệu: Các nghiên cứu cho thấy việc áp dụng AI trong tuyển dụng có thể giảm chi phí liên quan đến tuyển dụng tới 50%. Phân tích: Bằng cách giảm thiểu thời gian và nỗ lực cần thiết cho các nhiệm vụ tuyển dụng, AI giúp các tổ chức tiết kiệm chi phí đáng kể, đồng thời tăng hiệu quả trong việc quản lý nhân sự. Tăng Cường Trải Nghiệm Ứng Viên Số liệu: Các công ty sử dụng AI để cá nhân hóa trải nghiệm ứng viên đã ghi nhận sự tăng trưởng 70% về sự hài lòng của ứng viên. Phân tích: AI không chỉ giúp tối ưu hóa quá trình tuyển dụng mà còn cải thiện trải nghiệm của ứng viên bằng cách cung cấp phản hồi nhanh chóng, cá nhân hóa quy trình ứng tuyển và giúp ứng viên cảm thấy được quan tâm hơn. Các số liệu và phân tích trên đây cho thấy AI đang đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả, chất lượng, và sự hài lòng trong quá trình tuyển dụng. Tuy nhiên, các tổ chức cần cân nhắc cách tiếp cận của mình để đảm bảo rằng công nghệ được sử dụng một cách có trách nhiệm và bền vững. Xu Hướng Công Nghệ Trong Tuyển Dụng Trí Tuệ Nhân Tạo và Học Máy Ngày Càng Nâng Cao AI và ML sẽ tiếp tục phát triển, trở nên thông minh hơn với khả năng dự đoán và tự động hóa cao hơn. Ảnh hưởng: Các công cụ sàng lọc và phỏng vấn sẽ ngày càng chính xác và cá nhân hóa, giúp tối ưu hóa quy trình tuyển dụng và cải thiện trải nghiệm ứng viên. Tích Hợp Công Nghệ Blockchain Blockchain có thể được sử dụng để xác minh bằng cấp và lịch sử làm việc của ứng viên một cách minh bạch và không thể thay đổi. Ảnh hưởng: Giảm thiểu gian lận trong hồ sơ ứng viên và tăng cường tính minh bạch trong quy trình tuyển dụng. Sử Dụng Dữ Liệu Lớn (Big Data) Việc phân tích dữ liệu lớn giúp nhận dạng xu hướng, dự đoán nhu cầu tuyển dụng, và phân tích hiệu quả của các chiến dịch tuyển dụng. Ảnh hưởng: Các tổ chức có thể đưa ra quyết định tuyển dụng dựa trên dữ liệu, giảm chi phí và thời gian tuyển dụng. Ứng Dụng Thực Tế Ảo (VR) và Thực Tế Tăng Cường (AR) VR và AR có thể được sử dụng để tạo môi trường phỏng vấn giả lập hoặc để ứng viên trải nghiệm môi trường làm việc trực quan. Ảnh hưởng: Cải thiện sự hiểu biết của ứng viên về công việc và công ty, từ đó nâng cao khả năng thu hút và giữ chân nhân tài. Chiến Lược Thích Ứng và Tận Dụng Công Nghệ Đào Tạo và Phát Triển Kỹ Năng Đầu tư vào việc đào tạo nhân sự tuyển dụng về cách sử dụng công nghệ mới một cách hiệu quả. Khuyến khích sự sáng tạo và thử nghiệm trong việc áp dụng các công nghệ mới để tìm ra cách thức tối ưu cho tổ chức. Chính Sách Bảo Mật và Quyền Riêng Tư Thiết lập chính sách rõ ràng về bảo mật dữ liệu ứng viên, đặc biệt khi sử dụng AI và big data. Đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý về quyền riêng tư và bảo mật thông tin. Hợp Tác và Đối Tác Chiến Lược Hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ và các đối tác chiến lược để tận dụng kiến thức chuyên môn và công nghệ mới nhất. Xem xét việc hợp tác với các trường đại học và tổ chức nghiên cứu để cập nhật các xu hướng và công nghệ mới. Thích Ứng Linh Hoạt và Đổi Mới Luôn sẵn sàng thích ứng với các thay đổi công nghệ và đổi mới quy trình để phù hợp với yêu cầu thị trường. Sử dụng phản hồi từ ứng viên và nhân viên để điều chỉnh và cải thiện liên tục các công cụ và phương pháp tuyển dụng. Thông qua việc áp dụng các chiến lược này, các tổ chức có thể không chỉ duy trì tính cạnh tranh trong môi trường thay đổi nhanh chóng mà còn tận dụng hiệu quả các công nghệ mới trong tuyển dụng để cải thiện hiệu quả và chất lượng của quá trình tuyển dụng.
Để khoanh vùng dập dịch, Bắc Giang tận dụng mọi địa điểm có thể, để yêu cầu người dân khai báo y tế, nhằm nắm được thông tin dịch tễ càng nhiều càng tốt. Bộ TT&TT hôm 3/8 tổ chức Hội nghị trực tuyến Phổ biến kinh nghiệm triển khai các nền tảng công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc. Tại hội nghị này, một số địa phương như TP.HCM, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Giang đã chia sẻ các kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong phòng chống dịch Covid-19. Ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang kiểm tra một điểm cân vải tại xã Thanh Hải. Ảnh: BGP/Đặng Quân Bắc Giang, một địa phương từng là điểm nóng Covid của cả nước, đã sử dụng các điểm (check-in) khai báo y tế để khoanh vùng các khu công nghiệp, các địa điểm có nguy cơ lây nhiễm. Ông Nguyễn Gia Phong, Phó giám đốc Sở TT-TT Bắc Giang cho biết, trong giai đoạn tỉnh này bùng phát dịch bệnh, đoàn công tác của Bộ Y tế tại đây đã tư vấn khoanh vùng công nhân ở các khu công nghiệp - là nhóm nguy cơ lây nhiễm cao - để dập dịch. Trước đây, việc khai báo y tế của công nhân được thực hiện bằng tay nên công cuộc thống kê rất khó khăn. Sau đó, phía Bộ TT&TT đề xuất tỉnh tăng cường ứng dụng CNTT trong khai báo y tế, làm sao càng nhiều người khai báo càng tốt. Việc này nhằm đảm bảo nắm thông tin nhanh nhất các khu vực, đối tượng có nguy cơ lây nhiễm để khoanh vùng. Sau đó, tỉnh đã ban hành chỉ thị yêu cầu người dân cài đặt phần mềm khai báo y tế. Từ đó, giao các địa phương phải hoàn thành chỉ tiêu số lượng người cài đặt ứng dụng. Chẳng hạn, khu vực thành phố, thị xã được giao tỷ lệ 60% người dân cài đặt các ứng dụng như VHD, Bluezone, Ncovi; các khu vực khác từ 50-55%. Tỉnh cũng ban hành chỉ đạo, yêu cầu 100% công sở, nhà hàng khách sạn, xe ô tô chở công nhân... phải trở thành điểm khai báo y tế. Ngoài ra, tận dụng các tiệm tạp hoá, xe buýt… trở thành nơi khai báo y tế của người dân. Trong mùa vải vừa qua, Bắc Giang cũng biến các điểm cân vải thành địa điểm khai báo y tế nhằm nắm rõ thông tin dịch tễ người dân. Tại các địa điểm này sẽ có mã QR để người dân quét và khai báo y tế. Trong trường hợp người dân không có smartphone thì phải có thẻ bảo hiểm y tế hoặc mã QR cứng được in ra, trình tại các điểm khai báo để được quét. Tỉnh giao chỉ tiêu làm sao mỗi điểm có số lượng khai báo tăng lên mỗi ngày để đủ dữ liệu, bảo đảm việc khoanh vùng và truy vết khi có dịch xảy ra. Ngoài ra, Bắc Giang cũng đang ứng dụng công nghệ trong việc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Chẳng hạn, mỗi người dân cài Bluezone đều được cấp một barcode để dán trên ống nghiệm lấy mẫu. Trước khi người dân đến lấy mẫu, các ống nghiệm đã được chuẩn bị từ trước để tiết kiệm thời gian. Sau khi lấy mẫu xong, máy quét có thể đọc được cả mã QR Code lẫn barcode để ghép thông tin người đến xét nghiệm với ống nghiệm đựng mẫu của họ. Tại buổi hội thảo, Phó giám đốc Sở TT&TT Bắc Giang đề xuất Bộ TT&TT phối hợp với Bộ GTVT và Bộ Y tế để liên thông mã QR đang dùng hiện nay. Do mã QR của Bluezone đang không liên thông với mã QR mà Bộ GTVT đang cấp cho tài xế xe tải. Đồng thời, trong phần mềm khai báo y tế nên có thêm kết quả xét nghiệm. Nghĩa là, nên liên thông phần mềm tiêm chủng, xét nghiệm với Bluezone để thuận tiện, thống nhất trong việc quản lý. Tại hội thảo, ông Đỗ Công Anh – Phụ trách Cục Tin học hoá (Bộ TT&TT) đánh giá cao các kết quả đạt được của các địa phương trong việc ứng dụng CNTT vào công tác phòng dịch. Bộ TT&TT cam kết hỗ trợ các địa phương trong quá trình tận dụng CNTT phục vụ đời sống người dân, phục vụ công cuộc chống dịch rất bức thiết hiện tại. Hải Đăng
Tuần trước, hãng nghiên cứu TrendForce cho biết họ tin rằng Apple sẽ ra mắt ‌iPhone 13‌ vào tháng 9 tới. Năm ngoái, Apple đã phải trì hoãn việc ra mắt iPhone 12 sang tháng 10 vì những thách thức do đại dịch. Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng gã khổng lồ công nghệ xứ Cupertino sẽ quay trở lại thời điểm ra mắt iPhone mới vào tháng 9 năm nay. iPhone 13 thêm thông tin ngày ra mắt, dung lượng lưu trữ 'cực khủng' Theo Daniel Ives, iPhone 13 sẽ được tung ra vào tuần thứ ba của tháng 9 năm nay. Dựa trên các sự kiện ra mắt iPhone trước đây của Apple thường diễn ra vào ngày thứ Ba, thì các thứ Ba tháng 9 tới rơi vào các ngày 7/9, 14/9, 21/9 có nhiều khả năng ra mắt iPhone 13 nhất. Ives dự kiến Apple sẽ xuất xưởng từ 130 triệu đến 150 triệu chiếc iPhone trong nửa cuối năm 2021, 35% - 45% trong số đó là iPhone 13. Dung lượng lưu trữ lên tới 1TB? Nhà phân tích Daniel Ives khẳng định lại rằng, mẫu iPhone 13 Pro sẽ bao gồm tùy chọn lưu trữ lên đến 1TB. Con số 1TB cao gấp đôi so với 512GB dung lượng lưu trữ tối đa của dòng iPhone 12 hiện tại. Nếu như máy ảnh trở thành tiêu điểm của việc nâng cấp trên iPhone mới trong năm nay, như người dùng mong đợi với các mẫu iPhone Pro, thì việc tăng thêm dung lượng lưu trữ sẽ là một sự bổ sung hợp lý. Một concept iPhone 13 Pro với màn hình phụ ở mặt lưng Đầu tuần này, nhà báo Mark Gurman của Bloomberg cho biết, Apple sẽ có những cải tiến cho iPhone 13 Pro với tính năng camera mới phù hợp với người dùng chuyên nghiệp. Theo Gurman, Apple sẽ tích hợp chế độ quay video chân dung vào dòng sản phẩm iPhone năm nay, cho phép người dùng quay video lấy nét vào chủ thể và làm mờ hậu cảnh. Apple cũng được cho là đang có kế hoạch đưa định dạng video ProRes chất lượng cao lên ‌iPhone. Video ProRes được thiết kế cho các trình chỉnh sửa video chuyên nghiệp nên kích thước tệp sẽ lớn hơn với các tùy chọn độ phân giải HD và 4K. Tương tự như việc tính năng ProRaw cho ảnh chỉ dành riêng cho các mẫu iPhone 12 Pro, ProRes cho video cũng có thể chỉ dành riêng cho iPhone 13 Pro và ‌iPhone 13‌ Pro Max. Ives cũng khẳng định lại trong báo cáo của Wedbush rằng tất cả các mẫu ‌‌iPhone 13‌‌, từ ‌‌iPhone 13‌‌ mini cấp thấp nhất đến ‌‌iPhone 13‌‌ Pro Max, sẽ có cảm biến LiDAR, cho trải nghiệm AR tốt hơn và cải thiện khả năng lấy nét tự động trong môi trường thiếu sáng. Hải Nguyên(theo PhoneArena) Tiếp tục đọc...
Theo thông tin từ Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), vệ tinh NanoDragon do đơn vị này chế tạo đã chính thức được bàn giao cho Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) tại bãi phóng Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima, phía nam Nhật Bản. Trước khi bàn giao, trong hai ngày 16-17/8/2021, JAXA đã thực hiện các công đoạn kiểm tra lần cuối cùng, đảm bảo an toàn phóng vệ tinh như kiểm tra hình dáng, kích thước, hệ thống đóng cắt nguồn điện trong khi phóng,… Vệ tinh NanoDragon của Việt Nam. Vệ tinh NanoDragon là sản phẩm của Đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, phóng và vận hành thử nghiệm vệ tinh siêu nhỏ cỡ nano” thuộc “Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia về công nghệ vũ trụ giai đoạn 2016 – 2020”. Đây là vệ tinh dạng cubesat, lớp nano. NanoDragon nặng khoảng 4kg với kích thước 3U (100 x 100 x 340,5 mm). Toàn bộ quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam, bởi các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Quá trình nghiên cứu, thiết kế, tích hợp, thử nghiệm chức năng vệ tinh NanoDragon hoàn toàn được thực hiện tại Việt Nam. NanoDragon dự kiến sẽ hoạt động ở quỹ đạo đồng bộ mặt trời độ cao khoảng 560 km. Vệ tinh này được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế để xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển, xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới, được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ. Theo Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản, dự kiến vệ tinh NanoDragon sẽ được phóng lên quỹ đạo trước tháng 3/2022 theo chương trình “Trình diễn công nghệ vệ tinh sáng tạo 2”. Tham gia phóng cùng vệ tinh của Việt Nam lần này có tất cả 9 vệ tinh, bao gồm 1 vệ tinh chính nặng khoảng 100kg, 4 vệ tinh lớp micro và 4 vệ tinh lớp cubesat. Các vệ tinh phóng cùng NanoDragon đợt này là vệ tinh RAISE-2 của Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (100kg), vệ tinh lớp micro HIBARI (55 kg) của Viện Công nghệ Tokyo, Z-Sat (46kg) của công ty TNHH Mitsubishi Heavy Industries, DRUMS (62kg) của công ty TNHH Kawasaki Heavy Industries, TeikyoSat-4 (52kg) của trường Đại học Teikyo. Ngoài ra, còn có 3 vệ tinh lớp Cubesat là vệ tinh ASTERISC (4kg) của Viện Công nghệ Chiba, ARICA (1kg) của Trường Đại học Aoyama Gakuin và KOSEN-1 (3kg) của Trường Cao đẳng quốc gia Kochi. Tất các vệ tinh này sẽ được phóng bằng tên lửa Epsilon số 5 của Nhật Bản. Lịch phóng chi tiết sẽ được Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản thông báo đến các đối tác. Trọng Đạt Tiếp tục đọc...
Màn hình Space của Samsung có chân đế kẹp vào thành bàn giúp tiết kiệm tối đa diện tích làm việc cho người dùng. Tiếp tục đọc...
Amazon mới đây đã tuyên bố rằng công nghệ nhận diện khuôn mặt của mình có thể nhận ra nỗi sợ hãi khi quét qua mặt người sử dụng. Tiếp tục đọc...
Mô hình tổng đài dã chiến cấp cứu 115 giúp nâng cao khả năng tiếp nhận cuộc gọi nguy cấp trong giai đoạn bùng phát Covid-19 tại TP.HCM và có thể nhân rộng sang các địa phương khác. “Dạ chị ơi! Chị đỡ bệnh nhân xem bệnh nhân ngồi dậy được không? Dạ! Bệnh nhân ngồi được rồi thì chị nhắm bệnh nhân có đi taxi được không ạ? Dạ! Vậy để em điều xe tới đưa bệnh nhân đi cấp cứu ạ!”. Nam nhân viên tổng đài gác máy và ghi lại thông tin để chuyển cho đội điều xe. Đây là một trong rất nhiều cuộc gọi được tiếp nhận tại tổng đài dã chiến cấp cứu 115 TP.HCM. Tất cả 40 máy tính và hơn số đó tổng đài viên đều hoạt động hết công suất vào sáng 5/8. Bên trong tổng đài dã chiến cấp cứu 115 của TP.HCM. Theo bác sĩ Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM, mỗi ngày tổng đài dã chiến nhận được khoảng 4.000 cuộc gọi, có đợt cao điểm trước đây lên đến 6.000 cuộc. “Tới thời điểm này, 99% các cuộc gọi đến đều được tiếp nhận thành công”, bác sĩ Duy Long thông tin. Tổng đài dã chiến cấp cứu 115 của TP.HCM mới đi vào hoạt động được gần một tuần, đặt tại Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC), là kết quả của sự phối hợp giữa Sở TT&TT, Trung tâm cấp cứu 115, VNPT TP.HCM và Công viên phần mềm Quang Trung. Tổng đài dã chiến cấp cứu được thành lập đã giảm tải rất nhiều cho các cuộc gọi nguy cấp trong bối cảnh dịch Covid-19 tại TP.HCM lan rộng, nhiều ca F0 gặp nguy hiểm. Sáng 5/8, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng có buổi thăm và làm việc tại tổng đài dã chiến cấp cứu này. Chứng kiến hiệu quả của mô hình, Thứ trưởng khẳng định mô hình có thể được nhân rộng. “Đặc biệt tại một số địa phương có số ca nhiễm đang tăng, có thể áp dụng để nâng cao năng lực tiếp nhận cuộc gọi”, ông Dũng nói. Thứ trưởng đánh giá cao mô hình của TP.HCM và cho biết trong quá trình triển khai nếu có vướng mắc, các đơn vị báo cáo Bộ TT&TT để kịp thời tháo gỡ. Bác sĩ Nguyễn Duy Long (áo ca-rô) đang trình bày với Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng (áo trắng) về hoạt động của Tổng đài cấp cứu 115. Ảnh: Hải Đăng Thiết lập "vùng xanh" cho tổng đài cấp cứu Theo bác sĩ Nguyễn Duy Long, hiện có tổng cộng 250 nhân viên trực tổng đài cấp cứu dã chiến 115. Lực lượng này gồm 4 thành phần: nhân viên tổng đài 115 làm nhiệm vụ điều phối, nhân viên tổng đài của công ty xe khách Phương Trang, sinh viên y khoa và tình nguyện viên của Thành đoàn. Tất cả các tổng đài viên phải đảm bảo "3 tại chỗ”: ăn ngủ, làm việc, sinh hoạt tại chỗ. Cứ sau 3 ngày tất cả ê kíp phải xét nghiệm Covid-19, trường hợp dương tính sẽ được chuyển nơi khác nghỉ ngơi, điều trị nhằm bảo đảm thiết lập “vùng xanh” cho khu vực này. Không chỉ thiết lập vùng an toàn cho tổng đài dã chiến, toàn khu QTSC hiện cũng đang nằm trong "vùng xanh". Theo ông Lâm Nguyễn Hải Long, Giám đốc QTSC, trong khu có khoảng 50 doanh nghiệp làm việc "3 tại chỗ", với nhân sự trên dưới 1.000 người. Để tạo được "vùng xanh", nhân viên các công ty làm việc nội khu phải tuân thủ nhiều biện pháp an toàn phòng dịch, đồng thời được xét nghiệm 3 ngày/lần. Riêng QTSC đã bố trí 24 nhân sự chuyên trách như: viễn thông, điện, nước, quản lý tòa nhà… để đảm bảo các hoạt động quản lý nội khu được thông suốt, giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất cũng như hỗ trợ doanh nghiệp khi có sự cố xảy ra. Đặc biệt, QTSC bố trí đủ nhân sự trực tại Trung tâm Viễn thông cam kết đảm bảo tất cả các dịch vụ cung cấp cho hệ thống hạ tầng viễn thông - trung tâm dữ liệu, hệ thống đảm bảo an ninh an toàn thông tin và hệ thống hạ tầng chính phủ điện tử TP.HCM. Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đánh giá cao khả năng duy trì hoạt động của các đơn vị trong QTSC giữa giai đoạn dịch bệnh, đồng thời khuyến khích QTSC tiếp tục thiết lập được "vùng xanh" cho doanh nghiệp và bản thân QTSC trong bối cảnh hiện nay. Bài, ảnh: Hải Đăng Tiếp tục đọc...
YouTube là trang web phát video trực tuyến phổ biến nhất thế giới, nhưng bạn có biết nó sử dụng hết bao nhiêu dữ liệu hay không? Tiếp tục đọc...
Để triển khai nhanh, có hiệu quả chiến dịch tiêm vắc xin, bảo đảm công khai, minh bạch và tạo điều kiện cho mọi người dân đăng ký tiêm vắc xin phòng Covid-19, Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia đã đưa vào hoạt động nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 Quốc gia. Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử - 1 trong 4 hệ thống thuộc nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 Quốc gia. Ảnh: Trọng Đạt Nền tảng này bao gồm 4 hệ thống là Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, Cổng công khai thông tin tiêm chủng Covid-19, Hệ thống hỗ trợ công tác Tiêm chủng Quốc gia và Trung tâm đáp ứng (MCC). Đối với người dân, lợi ích rõ nét của nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 Quốc gia là tất cả mọi người đều có thể dễ dàng đăng ký và tra cứu sức khỏe tiêm chủng thông qua website và ứng dụng. Theo thông tin từ Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Quốc gia, tại những điểm tiêm ứng dụng nền tảng, sau 30-60 phút người tiêm nhận được kết quả chứng nhận điện tử về việc đã tiêm vắc xin ngừa Covid-19. Tuy vậy, phản ánh của nhiều người dân cho thấy, mặc dù đã tiêm vắc xin Covid-19 được một thời gian, không phải ai cũng nhận được chứng nhận điện tử về việc đã thực hiện tiêm chủng. Đem thắc mắc này trao đổi với đơn vị phát triển ứng dụng, đại diện đơn vị này cho biết, có nhiều lý do dẫn tới việc một số người dân chưa có chứng nhận đã tiêm vắc xin. Người dân không cần lo lắng nếu đã tiêm vắc xin Covid-19 nhưng chưa thấy chứng nhận trên Sổ sức khỏe điện tử. Ảnh: Trọng Đạt Nguyên nhân đầu tiên là có thể điểm tiêm chủng của những trường hợp nói trên chưa áp dụng nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 Quốc gia. Tại những cơ sở này, việc lưu trữ dữ liệu hiện vẫn đang thực hiện bằng giấy và chưa được cập nhật lên hệ thống. Ngoài ra, còn một nguyên nhân thứ 2, đó là có những người tiêm vắc xin tại điểm tiêm đã ứng dụng nền tảng, tuy nhiên do dữ liệu tiêm nhiều nên chưa cập nhật lên hệ thống. Đó là lý do nhiều người đã tiêm vắc xin Covid-19 nhưng chưa có chứng nhận tiêm chủng trên ứng dụng. Hồi giữa tháng 7, khi chia sẻ cụ thể hơn với PV VietNamNet về vấn đề này, ông Ngô Vĩnh Quý - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions) từng cho biết, trước đây chúng ta đã tiêm vắc xin nhưng nền tảng đang hoàn thiện. Do vậy, với những đợt tiêm trước, thông tin của người dân vẫn chưa được cập nhật trên hệ thống. Ông Ngô Vĩnh Quý - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions). Đây là đơn vị phụ trách phát triển nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 Quốc gia. Ảnh: Trọng Đạt Theo ông Quý, nền tảng quản lý tiêm chủng quốc gia mới đưa vào sử dụng và vẫn còn đang trong giai đoạn giao thoa. Những dữ liệu tiêm trước đây sẽ được Bộ Y tế chỉ đạo các đơn vị dần cập nhật lên hệ thống để có thông tin cung cấp cho người dân. Ở những đợt tiêm sau, việc quản lý thông tin sẽ được sử dụng bằng nền tảng. Khi đó, toàn bộ thông tin về tình hình tiêm chủng của người dân sẽ được cập nhật lên ứng dụng. Thực tế cho thấy, chỉ 1 tháng sau phát biểu của ông Quý, hiện đã có khoảng hơn 5 triệu mũi tiêm được cập nhật lên nền tảng Quản lý tiêm chủng Covid-19 Quốc gia. Con số này tương ứng với hơn 5 triệu chứng nhận tiêm chủng đã cấp phát và vẫn đang tăng dần lên mỗi ngày. Do đó, người dân không cần quá sốt sắng bởi thông tin mũi tiêm sẽ dần được cập nhật đầy đủ lên hệ thống. Số liệu mới nhất về tình hình tiêm chủng trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19. Theo số liệu mới nhất trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19, Việt Nam đã thực hiện tổng cộng 15,59 triệu mũi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Trong đó, TP.HCM là địa phương thực hiện nhiều mũi tiêm nhất với tổng cộng 4,86 triệu liều (Tỷ lệ tiêm ít nhất 1 mũi chiếm 69,78% dân số). Đứng thứ 2 cả nước về số mũi tiêm vắc xin là Hà Nội với 2,25 triệu liều (Tỷ lệ tiêm ít nhất 1 mũi chiếm 39,08% dân số). Một số tỉnh, thành phố khác có tỷ lệ tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin ở mức cao là Bắc Ninh ( 36,16%), Long An (30,32%), Quảng Ninh (28,56%), Bắc Giang (28,44%), Vĩnh Long (27,32%), Lào Cai (27,66%), Đồng Tháp (26,68%). Trọng Đạt Tiếp tục đọc...
Top Bottom
Đăng chủ đề