Quản trị - Phát triển Con người & Tổ chức - SprinGO Consultant

Quản trị sự thay đổi

  • hot.gif ĐỪNG BỎ LỠ: mui_ten_1.gif
Quản trị sự thay đổi (Change management) là quy trình hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị, lên kế hoạch và hỗ trợ các cá nhân áp dụng thành công sự thay đổi – nhằm mục tiêu thúc đẩy thành công và cải thiện kết quả kinh doanh. Mỗi giai đoạn và công ty có những đặc thù nhất định – tuy vậy, nhiều thập kỷ nghiên cứu đã cho thấy một số chiến lược doanh nghiệp có thể thực hiện để tác động
đến quá trình chuyển đổi cá nhân nơi đội ngũ nhân viên.

Có những lý do cụ thể giải thích cho sự phát triển nhanh chóng của ngành quản trị sự thay đổi. Nếu như trước đây, các sản phẩm, công nghệ, ý tưởng mới cần rất nhiều năm để thiết kế, phát triển, thử nghiệm và triển khai – thì hiện nay, toàn bộ quy trình này đã giảm xuống chỉ còn vài tháng, thậm chí vài tuần. Kỳ vọng ngày càng tăng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm tốt hơn, nhanh hơn và rẻ hơn cũng thúc đẩy nhu cầu tổ chức lại văn hóa làm việc tại doanh nghiệp.

Có một điều không bao giờ thay đổi đó là sự thay đổi
Không phải là đến khi covid-19 xuất hiện, các doanh nghiệp mới bắt đầu đối mặt với những biến đổi mà việc thay đổi liên tục đã và đang luôn xảy ra. Chỉ là cách vận hành của sự biến đổi ngày càng trở nên phức tạp và khó lường hơn. Sau chiến tranh thế giới, khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho đến covid và những vấn đề chính trị giữa các nước Tây Âu ngày càng gay gắt, dường như, sự thay đổi và biến động là chưa bao giờ dừng lại.
Để nhìn nhận tổng quan về 'tính thay đổi trong kinh doanh' thì VUCA là một trong những mô hình được ứng dụng phổ biến nhất. Mô hình này đại diện cho 4 yếu tố: Volatility- dễ biến động, Uncertainty- bất định, Complexity- phức tạp và Ambiguity- mơ hồ.

1682907012962.png

Trạng thái VUCA là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải chấp nhận ở cuộc chơi nền kinh tế thị trường. Ở từng thời điểm hay mỗi doanh nghiệp khác nhau thì những đặc tính của mô hình này sẽ biến chuyển và người quản lý buộc phải có khả năng giải quyết bài toán riêng trong tổ chức của mình. Tuy nhiên, người quản lý vẫn có thể xây dựng nền tảng và trau dồi cho mình nhóm kỹ năng chính để biến tấu cho các trường hợp khác nhau.
Vấn đề là, hậu covid khiến các nấc thang trong bài toán VUCA bị đẩy lên cao. Lời giải chung cho từng doanh nghiệp là không có nhưng vẫn có những công thức giúp doanh nghiệp tìm ra hướng đi trong bối cảnh biến động này. Những công thức này được tích hợp dưới khái niệm mang tên Quản trị thay đổi (Change management).
Hiểu đúng về quản trị sự thay đổi trong tổ chức
1. Quản trị thay đổi là gì?

Quản trị thay đổi ( Change Management- CM) là thuật ngữ chỉ cách thức ứng biến với những thay đổi thụ động hoặc chủ động/ từ bên ngoài hoặc bên trong một cách có hệ thống. Bởi lẽ mọi thay đổi, dù nhỏ hay lớn đều dẫn đến những hệ lụy khác nhau trong tổ chức như tâm lý nhân viên, quy trình làm việc… Nếu có khả năng lường trước những ảnh hưởng phát sinh nhà quản lý sẽ có thể tối thiểu hóa các biến số hay lực cản trong quá trình thích ứng.
2. Phân loại 3 dạng thay đổi cơ bản trong tổ chức
Như đã đề cập về mô hình VUCA, doanh nghiệp ngày nay đang phải đối mặt với một thị trường vừa mơ hồ, đầy biến động, thiếu chắc chắn và phức tạp để dự đoán. Và đề đối mặt với 'viễn cảnh vô định' trước mắt, có 3 dạng thay đổi chính mà nhà quản lý có thể cân nhắc, tiếp cận:
· Thay đổi phát triển (developmental change) hay thay đổi thích ứng: bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình vận hành cũng cần cải thiện, đổi mới từ quy trình, cấu trúc vận hành… để thích nghi với thời đại nếu không muốn tụt hậu và bị loại khỏi cuộc chơi. Ở dạng này, các thay đổi thường diễn ra ở quy mô nhỏ như tinh chỉnh trong cách thức vận hành, bổ sung vị trí nhân, mở rộng phạm vi công việc…
· Thay đổi chuyển tiếp (transitional change): là một phân loại thay đổi ở phạm vi lớn hơn nhằm chuyển tiếp doanh nghiệp sang trạng thái mới như sáp nhập, mua lại hay tự động hóa một bộ phận/quy trình.
· Thay đổi chuyển đổi (transformational change): đây thường là các đại thay đổi với sự điều chỉnh ở phạm vi và quy mô lớn. Kết quả của những thay đổi này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn so với 2 dạng thay đổi trước đó. Ví dụ như doanh nghiệp mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các phân mảng mới, lân cận hoặc tách biệt hoàn toàn với thị trường ban đầu.

Mỗi dạng thay đổi đều có sự tác động từ yếu tố bên ngoài và bên trong – từ những bất định của thị trường cho tới các trở ngại nội bộ. Nếu trước mắt đều là biến số, vậy làm thế nào để quản trị thay đổi và tăng tính chủ động cho nhà quản lý?
3 mô hình hình quản trị thay đổi trong doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Có khá nhiều học thuyết giúp doanh nghiệp quản trị thay đổi trong doanh nghiệp, tổ chức. Trong đó, ADKAR model, Kotler's model và McKinsey's 7S model là 3 mô hình thường được đưa vào giảng dạy, tư vấn chính khi doanh nghiệp cần lên kế hoạch cho các 'đại thay đổi':
1. ADKAR model:
ADKAR là mô hình 'đơn giản hóa' quá trình thay đổi theo 5 bước từ nhận thức vấn đề, quyết tâm thay đổi, phát triển kiến thức, năng lực chuyên môn đến giải quyết các thay đổi. Vì tính tinh gọn mà mô hình này được áp dụng rộng rãi hơn cả.
1682907043509.png
2. Kotter's model:
Kotter's model là mô hình quản trị thay đổi được phát triển bởi giáo sư John Kotter – giáo sư đại học Harvard. Mô hình này nhìn nhận quá trình chuẩn bị và triển khai cải cách diễn ra theo 8 bước:
· Tăng tính cấp bách về nhu cầu cải cách;
· Phát triển đội nhóm, liên minh đối tác để triển khai thay đổi;
· Xây dựng tầm nhìn và chiến lược;
· Truyền đạt tầm nhìn;
· Loại bỏ các chướng ngại và rào cản;
· Tạo ra các thành công bước đầu;
· Tiếp tục mở rộng, củng cố các hiệu chỉnh dựa trên phân tích thành quả trước đó;
· Áp các thay đổi tích cực vào doanh nghiệp
1682907064860.png
3. McKinsey's 7S model
Dưới góc nhìn của mô hình này thì các vấn đề của quản trị thay đổi trong doanh nghiệp được chia ra ở 2 góc độ kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Từ đó, phân hóa, tổng hợp lại thành 7 yếu tố như mô hình dưới đây!
1682907083251.png
Quy trình quản lý sự thay đổi
Cho dù lựa chọn mô hình nào để áp dụng vào doanh nghiệp, quy trình triển khai cải cách cũng sẽ trải qua 4 bước plan-do-check-act (hay còn gọi là chu trình PCDA)
1. Plan – Lập kế hoạch: xác định, phân tích vấn đề, đặt mục tiêu, xây dựng kế hoạch tổng thể; đây cũng là lúc chọn lựa mô hình quản trị thay đổi phù hợp.
2. Do – Triển khai: thực hiện và thử nghiệm kế hoạch.
3. Check – Kiểm tra: đánh giá và đúc kết kinh nghiệm sau quá trình thực thi.
4. Act – Tối ưu: dựa trên những đúc kết để điều chỉnh, tối ưu các hoạt động đang triển khai.
1682907115247.png
Quản trị thay đổi là quy trình luôn đòi hỏi khả năng thay đổi để ứng biến linh hoạt hơn trước những tình huống ngoài dự đoán. Bởi vậy, trước khi bắt tay vào kế hoạch cải tổ bộ máy doanh nghiệp, người quản lý cần bắt đầu từ việc cân nhắc lựa chọn mô hình phù hợp và lấy đó làm bàn đạp cho các thay đổi sau này!
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn cần giúp đỡ
MỌI VẤN ĐỀ THẮC MẮC ĐỪNG NGẦN NGẠI, HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI!

SPRINGO CO.,LTD
0969 798 944 (zalo, call, mes)

KĐT Vinhome Gardenia Mỹ Đình, Đường Hàm Nghi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Web tư vấn doanh nghiệp: https://springo.vn/
Web học nhân sự online trực tuyến: http://hocnhansuonline.com/
Web tuyển dụng: http://vietjobhot.com/
Diễn đàn nhân sự: http://hrspring.vn/index.php
Web thông tin khóa học: http://daotaonhansuhc.com/
 
Related threads
  • Tổng quan về Quản trị Hiệu suất (Performance...
  • Quản trị sự thay đổi 2025
  • Quản trị yếu kém và không có hệ thống: Bài học từ...
  • Tìm kiếm thuật ngữ chuyên ngành

    Hãy nhập nội dung cần tìm

    Nhập từ khóa để tìm kiếm bài viết

    HỖ TRỢ NHANH

    SprinGO Excel Nhân sự
    Pháp Luật LĐ-BHXH-TNCN
    HR - English -SprinGO
    Share Job + Share CV
    Hỗ trợ trực tuyến
    0984 39 43 38
    0969 79 89 44