Có gì mới?
Blue
Red
Green
Orange
Voilet
Slate
Dark

Nhân sự ngành IT tại Việt Nam và "cuộc chiến" của các nhà tuyển dụng

hrspring.tides

Administrator
Staff member
Tham gia
Bài viết
11,605
Điểm tương tác
85
Offline
Trước sự thiếu hụt nghiêm trọng lượng kỹ sư IT trong tương lai, nhiều nhà tuyển dụng phải "tung chiêu" để hấp dẫn để tuyển và giữ chân nhân tài.
"Khát" nhân lực

Câu chuyện “khát” nhân lực IT luôn là câu chuyện gây đau đầu cho rất nhiều doanh nghiệp. Trước đó, các chuyên gia phân tích đã từng đưa ra cảnh báo về sự thiếu hụt nhân lực cho ngành IT: “Việt Nam cần khoảng 500 000 nhân lực ngành CNTT vào năm 2020, nhưng theo tính toán, trong khi toàn bộ hệ thống cung cấp nhân lực về CNTT trên cả nước chỉ có khả năng đáp ứng quá nửa con số ấy.”

Một trong những đặc điểm đáng ghi nhận của thị trường công nghệ Việt Nam là khả năng tăng trưởng nhanh. Trong báo cáo về mức lương, phúc lợi và xu hướng ngành IT Quý 1&2 năm 2017 của chuyên trang tuyển dụng IT – TopDev, ông Nguyễn Hữu Bình – CEO của TopDev cũng khẳng định: “Trong thời điểm hiện tại, ngành IT tại Việt Nam được đánh giá là ngành mũi nhọn, một điểm đến lý tưởng cho những công ty công nghệ hàng đầu trên thế giới”.

Báo cáo của TopDev cũng cho biết, trong vòng 4 năm trở lại đây, số lượng việc làm ngành IT gia tăng mạnh mẽ, nhu cầu tuyển dụng IT tăng dần đều qua các năm. Đặc biệt, năm 2016 tăng 45% so với cùng kỳ năm 2012, và dự báo đến năm 2018 thị trường tuyển dụng IT cần tới 350 000 lập trình viên tức tăng gấp 20 lần so với năm 2016. Trong khi đó, hiện tại chúng ta chỉ mới đáp ứng được khoảng 200 000 lập trình viên, tương đương thị trường đang thiếu khoảng 150 000 lập trình viên. Tuy nhiên nhiều chuyên gia nhận định rằng đây chỉ là sự thiếu hụt ngắn hạn.

Còn theo phân tích của VietnamWorks, trong 3 năm vừa qua (từ 2013 đến 2016), số lượng công việc ngành Công Nghệ Thông Tin – Phần Mềm đã tăng trung bình 47% mỗi năm. Tuy nhiên, số lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức trung bình 8%. Nếu sự cách biệt về mức độ tăng trưởng giữa cung và cầu tiếp tục trong những năm tới, Việt Nam sẽ ngày càng thiếu hụt nguồn nhân lực để đáp ứng cho ngành dẫn đầu thị trường tuyển dụng này.

Cụ thể, từ đây đến năm 2020, nếu tiếp tục tăng trưởng nhân lực ở mức 8%, chúng ta sẽ thiếu hụt khoảng 78.000 nhân lực IT mỗi năm, và đến năm 2020 sẽ thiếu hơn 500,000 nhân lực IT, chiếm hơn 78% tổng số nhân lực IT thị trường cần.Tuy nhiên, để đạt được tỉ lệ người tìm việc so với công việc ngành IT ở mức 17 ứng viên cho mỗi công việc (tỉ lệ năm 2013), chúng ta cần khoảng 1,2 triệu nhân lực ngành IT vào năm 2020. Nếu cứ đi theo mức tăng trưởng hiện tại, đến lúc đó Việt Nam sẽ thiếu 1 triệu nhân lực IT, một con số khổng lồ đòi hỏi một chính sách phát triển nhân lực sâu rộng được triển khai ngay lập tức.

VietnamWorks cũng cho biết số lượng công ty tuyển dụng trong ngành Công Nghệ – Thông Tin đã tăng 69% so với năm 2012. Đặc biệt, số lượng công ty phần mềm đã tăng đến 124% chỉ trong vòng 4 năm. Điều này giải thích lý do vì sao số lượng việc làm ngành IT luôn tăng nhanh, nhưng tập trung vào mảng phần mềm là nhiều nhất.

"Cuộc chiến" giữa các nhà tuyển dụng

Với sự mất cân bằng giữa nguồn cung và cầu của các lập trình viên (LTV) có chất lượng, “cuộc chiến” thu hút, giữ chân nhân tài CNTT giữa các công ty ngày càng gay gắt hơn. Một số các công ty công nghệ sẵn lòng trả mức lương cao hơn so với thị trường và cam kết tăng tới 20% lương cho các ứng viên có 2 năm kinh nghiệm đi kèm với đó là các phúc lợi ưu đãi khác. Thậm chí với các lập trình viên có nhiều năm kinh nghiệm trong những lĩnh vực “hot” như Cloud Computing, Big Data hay AI có thể dao động từ $1000 – $1500 (tùy theo năng lực và vị trí đảm nhận).

Tuy nhiên, theo báo cáo của TopDev, dường như bài toán giữ chân nhân tài của các doanh nghiệp vẫn còn lắm khó khăn, khi mà có tới 42% LTV được hỏi muốn nhảy việc. Lý do phổ biến nhất mà các LTV đưa ra là có tới 35% không hài lòng với mức lương hiện tại. Nhưng đây không phải là lý do chính, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới quyết định đi hay ở của LTV đa phần là vì không hài lòng với phúc lợi của công ty và sự thiếu hụt những chính sách đào tạo giúp họ có thể nâng cao trình độ chuyên môn. Theo khảo sát, các nhân viên cảm thấy được tôn trọng và muốn gắn bó với công ty lâu dài hơn khi công ty có các chính sách phúc lợi phù hợp, đặc biệt là ở mảng đào tạo.

Theo dữ liệu của công ty tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao thuộc tập đoàn Navigos Group công bố mới đây, trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, nhu cầu tuyển dụng lập trình viên và kỹ sư trong mảng phần mềm nhúng đang rất lớn. Có những doanh nghiệp có nhu cầu tuyển gấp đôi lực lượng lao động này so với năm ngoái. Tuy nhiên, có một thực tế đã và đang diễn ra từ lâu, đó là thị trường Việt Nam quá khan hiếm lập trình viên và kỹ sư ngành công nghệ thông tin (IT) đáp ứng được về kiến thức và kinh nghiệm theo yêu cầu của doanh nghiệp, trong đó nhức nhối nhất vẫn là khả năng tiếng Anh hạn chế của đội ngũ lao động này.

Có những doanh nghiệp do quá cần kỹ sư IT giỏi tiếng Anh, họ chấp nhận thay đổi quy trình tuyển dụng. Nếu như trước kia, khi tuyển người, họ thường kiểm tra trình độ chuyên môn kỹ thuật trước sau đó mới kiểm tra kỹ năng tiếng Anh. Nhưng hiện nay, họ chấp nhận tuyển kỹ sư giỏi tiếng Anh trước rồi mới đến quy trình kiểm tra trình độ chuyên môn nhằm loại bớt những người không đạt yêu cầu.

Về chuyên môn, họ chấp nhận đào tạo lại hoặc đào tạo thêm. Có những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng điện thoại di động trong việc cung cấp dịch vụ, khi đặt trung tâm Nghiên cứu & Phát triển tại Việt Nam, họ đem công nghệ sang Việt Nam để tìm những kỹ sư tiềm năng để đào tạo, do vậy, điều kiện tiên quyết là đội ngũ nhân sự đó phải giỏi tiếng Anh. Tuy nhiên, việc tìm kiếm kỹ sư công nghệ thông tin người Việt giỏi ngoại ngữ thực sự đang là vấn đề rất nan giải đối với các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam hoạt động.
 

HrSpring

Administrator
Staff member
Tham gia
Bài viết
158
Điểm tương tác
59
Offline
Cái này chuẩn nè. Bài toán đặt ra:
1/ Làm thế nào để IT không "chảnh"?
2/ Làm thế nào để giữ chân "IT"?
3/ Chính sách nào là phù hợp?
Và có lẽ càng ngày xã hội càng phát triển thì Công nghệ thông tin là nghề luôn luôn HOT.
 

leonguyenz

HR Staff
Tham gia
Bài viết
31
Điểm tương tác
39
Offline
Căng thẳng tuyển nhân tài IT

Startup nổi lên, dự án R&D rôm rả hình thành và sự chiêu mộ của các hãng gọi xe, Fintech khiến cuộc chiến nhân tài IT ở Việt Nam thêm khốc liệt

"Năm ngoái, tỷ lệ nghỉ việc ở công ty chúng tôi khoảng 30%", ông Nguyễn Công Ái - Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam kể lại. Những nhân tài rời đi, theo ông là được mời về các công ty gọi xe và thương mại điện tử, Fintech... vốn đang đổ tiền vào Việt Nam.

Tất nhiên, ở vị thế trong nhóm Big4, công ty cũng thu hút ngược lại nhân tài từ nơi khác về. Nhưng tình hình cạnh tranh nhân sự trong giới công nghệ đang khá cao, dù KPMG vốn không phải công ty công nghệ mà chuyên về kiểm toán, tư vấn.

Do có nhiều khách hàng là công ty công nghệ nên đội ngũ của KPMG dễ dàng được nơi khác 'mời mọc'. Với những người ở lại, công việc lúc nào cũng nhiều. "Chúng tôi chưa bao giờ bận rộn như năm nay. Nhân viên làm 12 giờ mỗi ngày vẫn không đủ để phục vụ cho khách hàng đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản và trong nước", ông Ái nói.

Ông Nguyễn Hữu Bình - CEO TopDev cho biết, làn sóng khởi nghiệp công nghệ cũng như việc gia tăng thêm các dự án R&D tại các tập đoàn lớn đang khiến cơn khát nhân sự IT lên cao, nhất là nhân sự chất lượng. Kể về lý do ra Quy Nhơn để xây một công viên đổi mới sáng tạo, ông Nguyễn Hữu Lệ - Chủ tịch TMA Solutions nói phải 'can đảm' về miền Trung để tìm thêm người.
114

Nhân viên đang làm việc tại một công ty công nghệ ở quận Tân Bình, TP HCM.

Đại diện KPMG nhận định, các tên tuổi điện tử nước ngoài lớn như Samsung, LG, Intel... đều mở rộng đầu tư vào Việt Nam những năm gần đây. Một số 'đại gia' khác cũng đang tìm hiểu đầu tư nhưng chưa thể tiết lộ. Ngày càng nhiều dự án đòi hỏi nguồn nhân sự IT chất lượng.

"Nissan đang có 2.000 kỹ sư làm việc tại Hà Nội, chịu trách nhiệm thiết kế phần lớn cho xe Nissan. Từ đây cũng thấy, cuộc cạnh tranh nhân lực là rất cao", ông Ái nêu ví dụ.

Theo báo cáo gần đây của TopDev, dù các trường đại học có sức đào tạo mạnh, mức lương thị trường cạnh tranh, doanh nghiệp trải thảm đỏ, việc tuyển dụng nhân sự IT vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Mỗi tháng mức lương trung bình đa phần các nhà tuyển dụng sẵn sàng trả cho lập trình viên có kinh nghiệm khoảng hơn 30 triệu đồng, tỷ lệ tăng lương 6 tháng đầu năm 2019 đạt 15-18%. Với các cấp quản lý, con số này không thấp hơn 35 triệu đồng mỗi tháng, với kinh nghiệm trên 5 năm. Tuy nhiên, việc tuyển dụng những vị trí này gặp rất nhiều khó khăn do những đặc thù và yêu cầu gắt gao.

"Chúng ta có nhân tài nhưng đại học không đào tạo đủ chất lượng thì những người trung bình khó chuyển lên thành người giỏi. Chúng ta biết, nhân tài chỉ chiếm 1% và thậm chí thấp hơn", ông Nguyễn Bá Quỳnh - Tổng giám đốc Global CyberSoft nhận xét.

Ông Bình xác nhận, do thiếu người nên các lập trình viên đều hiểu rõ giá trị bản thân. "Giữ chân nhân sự thực sự làm đau đầu nhiều doanh nghiệp", ông nói.

Theo ông Ái, với những người giỏi, bổng lộc cao chưa chắc đủ giữ họ. "Họ đánh giá cao môi trường công việc và có nhiều dự án thú vị, chứ không phải lương. Do đó, cuộc cạnh tranh là nơi đâu có nhiều dự án hấp dẫn, nên đôi khi, đối thủ của chúng ta là các startup", ông Ái bình luận.

Trong mùa tuyển sinh năm 2019, ngành công nghệ thông tin "soán ngôi" đầu khi vượt qua điểm chuẩn các ngành y, dược. Điểm chuẩn cao nhất nước thuộc về ngành Công nghệ thông tin - Khoa học máy tính của Đại học Bách khoa Hà Nội với 27,42 điểm, vượt ngành Y đa khoa (26,75 điểm) của Đại học Y Hà Nội.

Nhiều chuyên gia cho rằng, với xu hướng số hóa doanh nghiệp trong những năm qua, số thí sinh lựa chọn ngành công nghệ thông tin nhiều, kéo theo điểm chuẩn tăng cao là điều không nằm ngoài dự đoán. Nhưng đó chỉ mới là bước đầu, giới công nghệ kỳ vọng, những học sinh giỏi này sẽ được đào tạo thành những chuyên gia giỏi, để sớm "giải khát" nhân tài cho ngành.

"Vai trò của đại học bây giờ cực kỳ quan trọng. Nhưng cuối cùng, người giỏi mình có vẫn không đủ", ông Nguyễn Quốc Hùng là người đồng sáng lập công ty LogiGear, bình luận.

Theo Viễn Thông - vnexpress.net
 

codevn_fb_comment

Top Bottom