KHÓA HỌC NHÂN SỰ VÀ KỸ NĂNG MỀM SẮP KHAI GIẢNG TẠI SPRINGO! Tìm hiểu thêm

  • hot.gif ĐỪNG BỎ LỠ: mui_ten_1.gif

Nên biết: Quy định cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN mới nhất 2023

Trách nhiệm cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN


Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì các tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định trước khi chi trả, có trách nhiệm phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.

Quy định cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN với cá nhân không ký HĐLĐ


Căn cứ Điểm b.1 Khoản 2 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân không ký hợp đồng lao động đã bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định, có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho mỗi lần khấu trừ thuế thu nhập cá nhân hoặc cấp một chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho nhiều lần khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ: Ông Q ký hợp đồng dịch vụ với công ty X để chăm sóc cây cảnh tại khuôn viên của công ty theo lịch một tháng một lần trong thời gian từ tháng 9/2022 đến tháng 4/2023. Thu nhập của ông Q được công ty thanh toán theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng.

Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2022 và một chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2023.


Quy định cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN mới nhất 2023.jpg


Quy định cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN mới nhất 2023 (Hình từ internet)

Quy định cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN với cá nhân ký HĐLĐ dưới 3 tháng


Căn cứ Điểm b.1 Khoản 2 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng đã bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định, có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho mỗi lần khấu trừ thuế thu nhập cá nhân hoặc cấp một chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho nhiều lần khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ: Ông A ký hợp đồng lao động để làm một công việc nhất định trong tháng 5/2023 và tháng 6/2023. Thu nhập của ông A được thanh toán theo từng tháng với số tiền là 2,5 triệu đồng. Như vậy, trường hợp này ông Q có thể yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp một chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ trong tháng 5/2023 và tháng 6/2023.

Quy định cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN với cá nhân ký HĐLĐ từ 3 tháng trở lên


Căn cứ Điểm b.2 Khoản 2 Điều 26 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì đối với trường hợp cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên đã bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo quy định, tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trong một kỳ tính thuế.

Ví dụ:

(i) Ông C ký hợp đồng lao động dài hạn (từ tháng 9/2022 đến tháng hết tháng 8/2023) với công ty D. Trong trường hợp này, nếu ông C thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu công ty D cấp chứng từ khấu trừ thì công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ từ tháng 9 đến hết tháng 12/2022 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2023.

(ii) Ông C ký hợp đồng lao động từ tháng 01/2023 đến hết tháng 6/2023 với công ty D. Trong trường hợp này, nếu ông C thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu công ty D cấp chứng từ khấu trừ thì công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ trong toàn bồ thời gian từ tháng 01/2023 đến hết tháng 6/2023.
 

Facebook Comment

Similar threads

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Thuật ngữ "quản lý nguồn nhân lực" đã được sử dụng phổ biến trong khoảng mười đến mười lăm năm trở lại đây. Trước đó, lĩnh vực này thường được gọi là "quản lý nhân sự". Các cột mốc lịch sử trong phát triển HRM Frederick Taylor, được biết đến là cha...
Trả lời
0
Xem
11
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga Đoàn đại biểu tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Phân ban Việt...
Trả lời
0
Xem
1
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh hải Dương đã huy động lực lượng trợ giúp nhân dân phòng, chống bão, di chuyển người, tài sản Khu vực tỉnh Hải Dương đã có mưa vừa đến mưa to, tổng lượng lượng mưa từ 19h ngày 6/9 đến 19h ngày 7/9 phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 150mm (cao nhất ở Ninh...
Trả lời
0
Xem
1

Zalo Comment:

SPRINGO ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ HỌC CỦA DOANH GIỚI & DOANH NGHIỆP

3 / 12
Ký hợp đồng tư vấn với công ty Chí Công...
5 / 12
Ký hợp đồng tư vấn quản trị nhân sự với Nhựa Hoàng Hà...
6 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Công ty Wilson...
7 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Công ty TDC...
11 / 12
Ký hợp đồng tư vấn quản trị nhân sự với Nhựa Hoàng Hà...
12 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Hệ thống lương 3P...

Có thể bạn quan tâm

Tiền lương hưu được miễn thuế thu nhập cá nhân Theo khoản 10 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012) và được hướng dẫn chi tiết bởi điểm k khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC, tiền lương hưu do Quỹ bảo hiểm xã hội trả theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; tiền lương hưu nhận được hàng tháng từ Quỹ hưu trí tự nguyện thì được miễn thuế thu nhập cá nhân. Lưu ý: Cá nhân sinh sống, làm việc tại Việt Nam được miễn thuế đối với tiền lương hưu được trả từ nước ngoài. 1. Thu nhập từ tiền lương là thu nhập chịu thuế Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập chịu thuế, gồm: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ 11 khoản phụ cấp, trợ cấp. - Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác. - Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác. - Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức: + Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có). + Khoản tiền phí mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm không bắt buộc khác, tiền đóng góp quỹ hưu trí tự nguyện do người sử dụng lao động mua hoặc đóng góp cho người lao động đối với những sản phẩm bảo hiểm có tích lũy về phí bảo hiểm. + Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: Chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ. Lưu ý: Trường hợp thẻ được sử dụng chung thì không tính vào thu nhập chịu thuế. + Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,...cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. - Các khoản lợi ích khác. Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: Chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng... - Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán. Trừ các một số khoản thưởng. 2. Phải có thu nhập tính thuế Theo Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể: Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ (-) các khoản giảm trừ sau: + Các khoản giảm trừ gia cảnh (giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 09 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc là 3.6 triệu đồng/tháng/người). + Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Sau khi trừ đi các khoản giảm trừ mà thu nhập tính thuế dương (số tiền còn lại > 0) thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Kết luận: Quy định về tính thuế thu nhập cá nhân đối với người về hưu nhưng đi làm như sau: - Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập từ lương hưu. - Trường hợp đi làm có thu nhập từ tiền lương, tiền công sau khi trừ đi các khoản giảm trừ mà số tiền còn lại lớn hơn không (> 0) thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Trên đây là tư vấn của SprinGO dành cho các bạn Trân trọng,
- Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp. - Căn cứ tiết đ.3.2 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 quy định về các khoản thu nhập chịu thuế TNCN. - Căn cứ điểm a Điều 1 Công văn 7038/VPCP-KTTH ngày 24/8/2020 của Văn phòng Chính phủ về chi phí cách ly, chi phí điều trị Covid-19 quy định như sau: “a) Về chi phí cách ly tập trung - Đối với các trường hợp thực hiện cách ly tại các doanh trại quân đội, các trường của quân đội: Tiếp tục thực hiện chế độ đối với người bị áp dụng biện pháp cách ly tập trung theo Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19. Kinh phí thực hiện do ngân sách nhà nước bảo đảm và hỗ trợ một phần từ nguồn kinh phí do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận ủng hộ cho phòng, chống dịch Covid-19. - Đối với các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam và bị áp dụng biện pháp cách ly tập trung có nhu cầu thực hiện cách ly tại khách sạn, resort, cơ sở khác được chọn làm nơi cách ly tập trung: Cá nhân tự chi trả các chi phí về ăn, ở, sinh hoạt trong những ngày cách ly cho khách sạn, resort, cơ sở khác theo mức giá do khách sạn, resort, cơ sở khác quy định; đồng thời, phải chấp hành việc chỉ định xét nghiệm theo yêu cầu chuyên môn của cơ quan y tế và tự chi trả chi phí xét nghiệm cho cơ sở y tế theo mức giá dịch vụ y tế hiện hành…” Xác định chi phí liên quan Covid-19 khi tính thuế TNDN, TNCN (Ảnh minh họa) Từ những quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau: - Về việc xác định chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN: + Đối với chi phí cách ly cho người lao động: Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động thì khoản chi phí trả cho cơ sở cách ly được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và thanh toán theo quy định. + Khoản chi phí xét nghiệm Covid-19, tiêm vacxin cho người lao động được coi là khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động: Nếu khoản chi phí này được thực hiện theo quy định tại Điểm 2.30 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) và tổng số chi có tính chất phúc lợi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp khi có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và thanh toán theo quy định. - Về việc xác định thu nhập chịu thuế TNCN: Trường hợp Công ty trong đợt dịch covid-19 có phát sinh các khoản chi phí phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của pháp luật nếu các khoản chi này nội dung ghi rõ tên cá nhân hưởng thì được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định tại tiết đ.3.2 Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Công văn 31557/CTHN-TTHT ban hành ngày 13/8/2021. Châu Thanh Nguồn: Internet
Hi cả nhà, Cả nhà tư vấn giúp em trường hợp này với ạ. Hiện tại công ty em có một bạn đang muốn làm giảm trừ gia cảnh cho em trai ruột (em trai đang bị bệnh, k đủ khả năng lao động). Vậy mình có làm giảm trừ gia cảnh được cho cậu em trai ấy không ạ? và thủ tục cần những giấy tờ gì ạ? p/s: Bố mẹ bạn ấy vẫn đang trong độ tuổi lao động (bố cũng đang bị bệnh, không đủ khả năng lao động). Em nhờ cả nhà tư vấn giúp em với ạ. Em cảm ơn :).
Luật thuế Thu nhập cá nhân cần đọc kèm Thông tư của Bộ tài chính về Thuế TNCN Tải các Thông tư của Bộ tài chính liên quan tại đây VĂN PHÒNG QUỐC HỘI ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 15/VBHN-VPQH Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2014 LUẬT THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, được sửa đổi, bổ sung bởi: Luật số 26/2012/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013; Luật số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân1. Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Luật này quy định về đối tượng nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, giảm thuế và căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân. Điều 2. Đối tượng nộp thuế Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây: a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam; b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn. 3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 3. Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này: 1.2 Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm: a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; b) Thu nhập từ hoạt động hành nghề độc lập của cá nhân có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật. Thu nhập từ kinh doanh quy định tại khoản này không bao gồm thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống. 2.3 Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm: a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ. 3. Thu nhập từ đầu tư vốn, bao gồm: a) Tiền lãi cho vay; b) Lợi tức cổ phần; c) Thu nhập từ đầu tư vốn dưới các hình thức khác, trừ thu nhập từ lãi trái phiếu Chính phủ. 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế; b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác. 5.4 Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở; c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước; d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức. 6. Thu nhập từ trúng thưởng, bao gồm: a) Trúng thưởng xổ số; b) Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại; c)5 Trúng thưởng trong các hình thức cá cược; d) Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác. 7. Thu nhập từ bản quyền, bao gồm: a) Thu nhập từ chuyển giao, chuyển quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ; b) Thu nhập từ chuyển giao công nghệ. Thu nhập từ nhượng quyền thương mại. Thu nhập từ nhận thừa kế là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. Thu nhập từ nhận quà tặng là chứng khoán, phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh, bất động sản và tài sản khác phải đăng ký sở hữu hoặc đăng ký sử dụng. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.
Kính gửi: Công ty TNHH B.Braun Việt Nam (Địa chỉ: Cụm Công nghiệp Thanh Oai, Xã Bích Hòa, Huyện Thanh Oai, TP Hà Nội - MST: 0100114064) Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn số 01/CV/2018 đề ngày 13/8/2018 của Công ty TNHH B.Braun Việt Nam (sau đây gọi là Công ty) hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau: - Căn cứ Điều 4 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân: “Điều 4. Giảm thuế Theo quy định tại Điều 5 Luật thuế Thu nhập cá nhân, Điều 5 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP , người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. Cụ thể như sau: 1. Xác định số thuế được giảm a) Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm tính thuế. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm tính thuế nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm tính thuế đó. b) Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế thu nhập cá nhân mà người nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm: b.1) Thuế thu nhập cá nhân đã nộp hoặc đã khấu trừ đối với thu nhập từ đầu tư vốn, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ trúng thưởng, thu nhập từ bản quyền, thu nhập từ nhượng quyền thương mại, thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng. b.2) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công. c) Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ (-) đi các khoản bồi thường nhận được từ tổ chức bảo hiểm (nếu có) hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có). d) Số thuế giảm được xác định như sau: d.1) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng mức độ thiệt hại. d.2) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng số thuế phải nộp.” - Căn cứ tiết b.3 điểm b khoản 1 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ: “Điều 46. Trường hợp cơ quan thuế quyết định miễn thuế, giảm thuế: Cơ quan thuế trực tiếp kiểm tra hồ sơ ra quyết định miễn thuế, giảm thuế đối với các trường hợp sau đây: 1. Miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân … b) Hồ sơ miễn thuế, giảm thuế … b.3) Đối với người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo - Văn bản đề nghị giảm thuế theo mẫu số 18/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này. - Bản chụp hồ sơ bệnh án hoặc sổ khám bệnh. - Các chứng từ chứng minh chi phí khám chữa bệnh do cơ quan y tế cấp; hoặc hóa đơn mua thuốc chữa bệnh kèm theo đơn thuốc của bác sỹ. - Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (nếu thuộc đối tượng phải quyết toán thuế). c) Nơi nộp hồ sơ miễn, giảm thuế Đối với người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo nơi nộp hồ sơ miễn, giảm thuế là cơ quan thuế nơi cá nhân cư trú.” - Căn cứ Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về thuế: + Tại Điều 21 sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ (sau đây gọi là Thông tư số 156/2013/TT-BTC) như sau: “3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16 “2. Khai thuế đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế a.5) Nguyên tắc khai quyết toán thuế đối với một số trường hợp như sau: … - Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.”” + Tại khoản 7 Điều 24 sửa đổi, bổ sung các mẫu biểu, tờ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh và mẫu biểu, tờ khai thuế thu nhập cá nhân: “7. Các mẫu biểu, tờ khai khác về thuế thu nhập cá nhân ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC được thay thế theo các mẫu biểu, tờ khai tương ứng ban hành kèm theo Thông tư này. Danh mục các mẫu biểu, tờ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh và mẫu biểu, tờ khai thuế thu nhập cá nhân được thống kê theo Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.” Căn cứ các quy định trên và nội dung trình bày tại công văn của Công ty, trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do bệnh hiểm nghèo theo quy định thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế. Hồ sơ miễn, giảm thuế đối với người nộp thuế mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT-BTC nêu trên nộp tại Chi cục thuế nơi cá nhân cư trú (riêng văn bản đề nghị giảm thuế TNCN thì sử dụng mẫu 08/MGT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC) Trường hợp Công ty đã thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo theo ủy quyền thì Công ty thực hiện cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân theo số quyết toán và ghi vào góc dưới bên trái của chứng từ khấu trừ thuế nội dung: “Công ty … đã quyết toán thuế TNCN thay cho Ông/Bà .... (theo ủy quyền) tại dòng (số thứ tự) ... của Phụ lục Bảng kê 05-1/BK-TNCN” để cá nhân trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế. Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm tính thuế. Người nộp thuế gặp khó khăn do bệnh hiểm nghèo trong năm tính thuế nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm tính thuế đó. Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 111/2013/TT-BTC . Trong quá trình thực hiện nếu còn vướng mắc, đề nghị đơn vị liên hệ với Phòng Kiểm tra thuế số 1 để được hướng dẫn cụ thể. Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH B.Braun Việt Nam được biết và thực hiện./.
Cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2019 Hướng dẫn cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2019 qua mạng: Thủ tục đăng ký người phụ thuộc, mẫu hồ sơ - Thời hạn nộp hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh; Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc lưu tại DN...theo quy định tại Thông tư 111, Thông tư 92, Thông tư 95/2016/TT-BTC. Đăng ký người phụ thuộc mới và Thay đổi thông tin người phụ thuộc. Một số vấn đề cơ bản: Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. (Nếu người nộp thuế chưa có MST thì không được giảm trừ cho người phụ thuộc) Khi đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. (Theo điểm c.2, khoản 1, điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC).
QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN 2019 Anh Chị cho em hỏi, NLĐ giờ đang không làm việc cho DN nào, tự đi quyết toán thuế. Thuế trả kết quả về là địa chỉ trên tờ khai và địa chỉ trên hệ thống TMS đang không trùng khớp. Hải Dương là theo địa chỉ chứng minh thư, Hai Bà Trưng là theo địa chỉ hộ khẩu hiện tại. Giờ em đang không biết nên xử lý theo PA nào: Khai lại tờ khai cho khớp vs địa chỉ trên hệ thống ( Hải Dương) thì có ra chi cục thuế Hai Bà Trưng nơi NLĐ đang ở quyết toán được không ạ? Thay đổi thông tin địa chỉ trên hệ thống, nộp tờ khai 08 cho thuế Hai Bà Trưng sau đó nộp lại hồ sơ quyết toán thuế. Anh Chị có kinh nghiệm cho xin ý kiến và hướng dẫn ạ. Em xin cảm ơn.
chileo403 Thứ ba lúc 11:00 AM Mong mọi người tư vấn giúp em trường hợp sau: Công ty em có thuê 1 số bạn ở các nước (Indo, Thái Lan.... ) dịch thuật để chạy quảng cáo trên nước đó. Trường hợp này em không biết phải làm hợp đồng loại gì và thanh toán cũng như đóng thuế ra sao cho nó phù hợp. Vì người lao động sống tại nước ngoài chỉ làm freelance và giao dịch qua mail ạ. Em xin cám ơn mọi người trc ạ
1.Xác định hình thức khấu trừ thuế cho đối tượng nộp thuế Bước 1: Xác định NLĐ là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú Cá nhân cư trú là người đáp ứng 1 trong 2 điều kiện: -Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong một năm dương lịch hoặc 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một ngày. -Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú/ tạm trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế. Hoặc trường hợp có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam nhưng có mặt tại Việt Nam thực tế dưới 183 ngày trong năm tính thuế mà không chứng minh được là cá nhân cư trú của nước nào. Bước 2: Xác định loại thu nhập chịu thuế và thuế suất Sau khi xác định NLĐ là cá nhân cư trú hoặc cá nhân không cư trú thì tiếp tục xác định loại thu nhập chịu thuế của NLĐ. Đa số NLĐ có thu nhập từ tiền lương tiền công, do đó: +Nếu NLĐ là cá nhân cư trú thì: Khi xác định thuế suất cần quan tâm tới loại HĐLĐ của NLĐ là loại HĐLĐ nào. -HĐLĐ dưới 3 tháng và thu nhập trên 2 triệu đồng/ tháng: 10% -HĐLĐ từ 3 tháng trở lên: Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần được trình bày tại bảng 2. +Nếu NLĐ là cá nhân không cư trú thì thuế suất được tính là: 20% 2.Kê khai thuế hàng tháng/quý Bước 1: Tính thuế TNCN phải nộp hàng tháng cho toàn bộ nhân viên (kể cả thời vụ, thử việc, giao khoán,…) (Dù là kê khai theo tháng hay quý thì cũng phải tính hàng tháng trước). Bước 2: Xác định DN mình thuộc đối tượng kê khai thuế TNCN theo tháng hay quý: Căn cứ theo Điều 8 và 9 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cụ thể như sau: “1. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế quản lý thu thuộc loại khai theo tháng, bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp người nộp thuế đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 9 Nghị định này thì được lựa chọn khai theo quý.” “2. Các loại thuế, khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước khai theo quý, bao gồm: a) Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hãng hàng không nước ngoài, tái bảo hiểm nước ngoài. b) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức tín dụng hoặc bên thứ ba được tổ chức tín dụng ủy quyền khai thác tài sản bảo đảm trong thời gian chờ xử lý khai thay cho người nộp thuế có tài sản bảo đảm. c) Thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện khấu trừ thuế theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân, mà tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó thuộc diện khai thuế giá trị gia tăng theo quý và lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý; cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế và lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý.” “b) Khai thuế thu nhập cá nhân theo quý như sau: b.1) Người nộp thuế thuộc diện khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định này nếu đủ điều kiện khai thuế giá trị gia tăng theo quý thì được lựa chọn khai thuế thu nhập cá nhân theo quý. b.2) Việc khai thuế theo quý được xác định một lần kể từ quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.” “2. Người nộp thuế có trách nhiệm tự xác định thuộc đối tượng khai thuế theo quý để thực hiện khai thuế theo quy định. Người nộp thuế đáp ứng tiêu chí khai thuế theo quý được lựa chọn khai thuế theo tháng hoặc quý ổn định trọn năm dương lịch.” Như vậy: -Thuế TNCN là loại thuế kê khai theo tháng -Nếu DN đủ điều kiện kê khai thuế GTGT theo quý thì được lựa chọn kê khai thuế TNCN theo quý. Và xác định một lần kể từ quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch. -Nếu doanh nghiệp có phát sinh trả thu nhập chịu thuế TNCN thì tháng/quý đó dù có hay không phát sinh khấu trừ thuế TNCN vẫn phải nộp tờ khai thuế TNCN tháng/quý đó à Đã trả lương là phải nộp tờ khai thuế TNCN (dù trả lương cho 1 người lao động) -Nếu doanh nghiệp Không phát sinh trả thu nhập chịu thuế TNCN thì tháng/quý đó Không nộp tờ khai thuế TNCN àKhông trả lương thì Không phải nộp tờ khai thuế TNCN. -Phải tính thuế và kê khai thuế TNCN cho tất cả các nhân viên mà DN đã trả lương trong tháng/quý àKể cả lao động thử việc, thời vụ, giao khoán, thuê dịch vụ cá nhân…(những khoản có tính chất tiền lương, tiền công) -Kê khai thuế TNCN theo Quý sẽ cộng gộp các tháng lại: +Nếu DN bạn kê khai theo thuế TNCN theo tháng thì tính từng tháng và lập tờ khai hàng tháng. +Nếu DN bạn kê khai thuế TNCN theo quý thì chú ý như sau: Theo công văn số 7893/CT-TTHT ngày 4/12/2017 của cục thuế TP. Hà Nội “Trường hợp doanh nghiệp khai thuế TNCN hàng quý và toàn bộ người lao động đều thuộc diện khấu trừ theo biểu lũy tiến thì số TNCN của quý được xác định bằng tổng số thuế TNCN đã khấu trừ theo biểu lũy tiến của từng tháng cộng lại.” Lưu ý: Khi kê khai theo Quý tại DN: Các bạn phải cộng Tổng số tiền thuế TNCN từng tháng lại để kê khai theo quý (Không được chia bình quân ra các tháng để tính). -Nhưng cuối năm khi quyết toán thì phải cộng Tổng lại rồi chia cho 12 tháng để tính bình quân (nếu là cá nhân ủy quyền) cụ thể như sau: Thu nhập tính thuế bình quân tháng = (Tổng thu nhập chịu thuế - Tổng các khoản giảm trừ)/12 tháng -Nếu là cá nhân không ủy quyền thì DN bạn chỉ Quyết toán phần thu nhập mà DN bạn trả và đã kê khai hàng tháng (quý). Cá nhân đó khi quyết toán trực tiếp với Cơ quan thuế sẽ được Cộng Tổng lại rồ chia cho 12 tháng. Bước 3: Kê khai thuế TNCN qua mạng: Có 2 cách kê khai thuế TNCN như sau: Cách 1: Kê khai thuế TNCN trực tuyến trên trang thuedientu.gdt.gov.vn -Đăng nhập vào trang thuedientu -Bấm vào “Khai thuế” -Bấm vào “Kê khai trực tuyến” -Lựa chọn tờ khai “05/KK-TNCN – Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TT92-2015) -Chọn “Loại tờ khai” àLựa chọn “Kỳ kê khai” theo tháng hay quý. -Tiếp đó các bạn kê khai các Chỉ tiêu trên Tờ khai đó (Chi tiết xem phần Cách 2 nhé), rồi ký điện tử, nộp. Lưu ý: Với cách kê khai trực tuyến này mặc dù có thể nhanh hơn, nhưng chỉ nên áp dụng với những DN nhỏ, có ít người lao động hoặc không phát sinh. Cách 2: Kê khai thuế TNCN trên phần HTKK rồi nộp qua mạng: -Mở phần mềm HTKK lên à vào mục “Thuế thu nhập cá nhân” àChọn tờ khai “05/KK-TNCN - Tờ khai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TT92-2015)” à Lựa chọn kỳ kê khai theo tháng hoặc quý -Tiếp đó các bạn kê khai các Chỉ tiêu trên tờ khai đó, rồi kết xuất XML để nộp qua trang thuedientu nhé Thời hạn nộp tờ khai thuế TNCN hàng tháng – quý: Theo Điều 44 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: -Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN theo tháng: chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế; -Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế TNCN theo quý: Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế. Thời hạn nộp tiền thuế TNCN: -Thời hạn nộp tiền thuế chậm nhất là cùng thời hạn nộp tờ khai thuế tháng, quý. 3.Làm lệnh chuyển tiền thuế hàng tháng/quý 4.Quyết toán thuế TNCN của DN +Phân loại cá nhân ủy quyền/không ủy quyền QTT +Thu thập thông tin NLĐ cần cấp chứng từ khấu trừ thuế +Xác nhận lại thông tin đăng ký giảm trừ gia cảnh của NLĐ +Lập bảng tổng hợp thu nhập +Lên tờ khai 05/QTT-TNCN +Làm hồ sơ hoàn thuế +Chuyển tiền thừa/thiếu thuế cho NLĐ 5.Đăng ký mã số thuế cho người nộp thuế Đăng ký mã số thuế cá nhân được hướng dẫn cụ thể tại Luật quản lý thuế năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012 và Thông tư 95/2016/TTBTC. a. Hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân: Hồ sơ đăng ký thuế cá nhân thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật quản lý thuế hướng dẫn chi tiết tại Điều 7 Thông tư 95/2016/TTBTC thì: – Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký mã số cá nhân tại cơ quan thuế hồ sơ gồm: + Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 05-ĐK-TCT. + Bản sao chứng minh nhân dân vẫn còn hiệu lực hoặc thẻ căn cước công dân đối với người có quốc tịch Việt Nam. + Đối với cá nhân không có quốc tịch Việt Nam thì bản sao không yêu cầu chứng thực hộ chiếu vẫn còn trong thời gian hiệu lực. – Đối với cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thuế với cơ quan chi trả thu nhập hồ sơ gồm: + Văn bản ủy quyền và giấy tờ cá nhân: bản sao chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực của người có quốc tịch Việt Nam hoặc hộ chiếu còn hiệu lực bản sao đối với người nước ngoài hay người Việt Nam sống ở nước ngoài. b. Thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân: • Đối với hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân bằng giấy: Bước 1: Cá nhân chuẩn bị hồ sơ nộp cho cơ quan chi trả thu nhập (doanh nghiệp). Bước 2: Doanh nghiệp tổng hợp thông tin đăng ký thuế của cá nhân vào tờ khai đăng ký thuế Mẫu số 05-ĐK-TCT (căn cứ vào giấy ủy quyền và giấy tờ cá nhân kèm theo để đưa thông tin vào tờ khai). – Nộp tờ khai đăng ký thuế Mẫu số 05-ĐK-TCT trực tiếp tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở. Bước 3: Tiếp nhận và thông báo kết quả mã số thuế cá nhân: – Công chức thuế tiếp nhận, đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi rõ thời điểm nhận hồ sơ, số lượng tài liệu kèm theo danh mục hồ sơ đăng ký đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Sau khi nhận hồ sơ, công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả. Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi sổ văn thư của cơ quan thuế. Trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế ngay trong ngày làm việc (đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan thuế); trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với hồ sơ gửi qua đường bưu chính). – Thời gian giải quyết: chậm nhất không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ theo quy định của người nộp thuế. – Cơ quan thuế trả Thông báo danh sách mã số thuế của cá nhân đăng ký thuế qua cơ quan chi trả thu nhập mẫu số 14-MST ban hành kèm theo thông tư này bằng giấy. Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm thông báo mã số thuế cho từng cá nhân hoặc lý do chưa được cấp mã số thuế để cá nhân điều chỉnh, bổ sung thông tin để được cấp mã số thuế theo quy định. • Đối với hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân điện tử được hướng dẫn bởi Thông tư 110/2015/TTBTC: Bước 1: Cá nhân truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để khai tờ khai đăng ký thuế đối với từng trường hợp và gửi kèm các hồ sơ theo quy định dưới dạng điện tử đến Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Bước 2: Tiếp nhận và thông báo kết quả: – Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế thực hiện tiếp nhận và gửi Thông báo theo mẫu 01/TB-TĐT cho người nộp thuế qua địa chỉ thư điện tử đã được khai trên hồ sơ đăng ký thuế để ghi nhận hồ sơ đã được gửi đến hoặc thông báo lý do không nhận hồ sơ cho người nộp thuế. – Thời gian giải quyết: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày cổng thông tin điện tử của tổng cục thuế tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cơ quan thuế kiểm tra và xử lý hồ sơ đăng ký thuế của người nộp thuế như sau: + Nếu đủ điều kiện cấp mã số thuế thì cơ quan thuế gửi thông báo theo mẫu 06/TBTĐT về việc chấp nhận hồ sơ đăng ký mã số thuế điện tử và nêu rõ thời hạn trả kết quả. Người nộp thuế phải nộp hồ sơ đăng ký thuế bản giấy cho cơ quan thuế khi đến nhận giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế. Nếu bản giấy khớp với bản điện tử thi cơ quan thuế trả giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế. Còn ngược lại thì người nộp thuế phải bổ sung hồ sơ cho đủ và đúng. Sau khi được cấp mã số thuế, người nộp thuế phải thực hiện đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế. + Nếu hồ sơ không đủ điều kiện cấp mã số thuế thì cơ quan thuế gửi thông báo theo mẫu 06/TBTĐT về việc không chấp nhận hồ sơ hoặc thông báo bổ sung thông tin tài liệu qua cổng thông tin điện tử của tổng cục thuế tới người đăng ký. Sau khi bổ sung đủ hồ sơ thì cơ quan thuế hẹn trả kết quả. Người đăng ký phải chuẩn bị bản cứng khớp với bản điện tử thì cơ quan thuế mới trả giấy chứng nhận đăng ký thuế hay thông báo mã số thuế. Sau khi nhận thì người đăng ký mã số thuế thực hiện đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan thuế. 6.Đăng ký giảm trừ gia cảnh a.Trình tự thực hiện + Bước 1: Đăng ký, nộp hồ sơ chứng minh NPT ++ Đăng ký NPT: Người nộp thuế lập hồ sơ đăng ký NPT lần đầu để tính giảm trừ gia cảnh trong suốt thời gian tính giảm trừ gia cảnh, gửi đến tổ chức, cá nhân trả thu nhập (nếu cá nhân nộp thuế qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập) chậm nhất là trước thời hạn khai thuế (hoặc trước khi nộp hồ sơ quyết toán thuế của tổ chức, cá nhân trả thu nhập theo quy định của Luật Quản lý Thuế). Tổ chức, cá nhân trả thu nhập lưu giữ một (01) hồ sơ và nộp một (01) hồ sơ cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó (hoặc khi nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN theo quy định của Luật quản lý thuế). Trường hợp NNT trực tiếp khai thuế với cơ quan Thuế thì nộp hồ sơ Đăng ký NPT cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý cùng thời điểm nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân của kỳ khai thuế đó theo quy định của Luật Quản lý thuế hoặc khi nộp hồ sơ quyết toán thuế theo quy định. Riêng đối với người phụ thuộc khác (ví dụ: anh, chị, em ruột; ông, bà nội ngoại; cô, dì...) theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế. Trong thời gian tính giảm trừ gia cảnh, cá nhân có thay đổi (tăng/giảm) về NPT hoặc thay đổi nơi làm việc thì NNT phải thực hiện lại việc đăng ký NPT (hồ sơ, thời hạn, trình tự các bước, thực hiện như đăng ký NPT lần đầu). ++ Nộp hồ sơ chứng minh NPT: Chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày đăng ký NPT lần đầu, NNT lập hồ sơ chứng minh NPT theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, gửi đến tổ chức, cá nhân trả thu nhập hoặc cơ quan Thuế (nơi đã nộp mẫu đăng ký NPT lần đầu). Trong thời gian tính giảm trừ gia cảnh, cá nhân có thay đổi (tăng/giảm) về NPT hoặc thay đổi nơi làm việc thì NNT phải thực hiện nộp lại hồ sơ chứng minh NPT (hồ sơ, trình tự các bước, thực hiện như nộp hồ sơ chứng minh NPT lần đầu). + Bước 2. Cơ quan thuế tiếp nhận: ++ Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế. ++ Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế. ++ Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. b.Cách thức thực hiện: + NNT thuộc diện nộp thuế qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập nộp hồ sơ Đăng ký NPT và hồ sơ chứng minh NPT tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập; + NNT trực tiếp khai thuế với cơ quan Thuế, gửi hồ sơ đến cơ quan thuế theo 1 trong các cách sau: ++ Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế; Không phải trả kết quả cho người nộp thuế ++ Hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; ++ Hoặc gửi bằng văn bản điện tử qua cồng thông tin điện tử của cơ quan thuế. Không phải trả kết quả cho người nộp thuế c.Thành phần hồ sơ: -Mẫu Đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh Mẫu số 20-ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC, -Hồ sơ chứng minh NPT theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 1, điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính, -01 bộ. Riêng đối với trường hợp cá nhân nộp thuế qua tổ chức, cá nhân trả thu nhập thì nộp 02 mẫu Đăng ký NPT giảm trừ gia cảnh cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập. 7.Nộp báo cáo chứng từ khấu trừ thuế TNCN Hàng quý những DN có sử dụng Chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì phải báo cáo tình hình sử dụng Chứng từ khấu trừ thuế TNCN (Mẫu CTT25/AC ban hành kèm theo Quyết định số 440/QĐ-TCT) a.Những trường hợp phải cấp Chứng từ khấu trừ thuế TNCN “a) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ. Cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau: b.1) Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế. b.2) Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế. b.Thời hạn nộp bảng kê chứng từ khấu trừ thuế TNCN CTT25/AC: Theo điểm 3, Phần thứ ba, Quyết định 440/QĐ-TCT ngày 14/3/2013 của Tổng cụ trưởng Tổng cục Thuế) quy định: “Báo cáo tình hình sử dụng biên lai thuế, chứng từ khấu trừ thuế TNCN của tổ chức trả thu nhập (mẫu CTT25/AC); thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau” c.Cách lập bảng kê chứng từ khấu trừ thuế TNCN Lưu ý: Có Chi cụ thuế nhận bản cứng, có Chi cục thuế chỉ nhận nộp qua mạng, nên các bạn cần liên hệ với Chi cục thuế quản lý DN để hỏi xem ở đó họ nhận theo hình thức nào rồi làm nhé. 8.Mua chứng từ khấu trừ thuế TNCN a. Chứng từ khấu trừ thuế TNCN là gì? Chứng từ khấu trừ thuế TNCN là các chứng từ, hồ sơ thể hiện việc các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân trả thu nhập thực hiện việc khấu trừ thuế thu nhập CN tính số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế theo quy định của pháp luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân. b. Thủ tục mua chứng từ khấu trừ thuế TNCN mới nhất hiện nay – Chứng từ khấu trừ thuế TNCN có thể đặt in hoặc mua từ Chi cục thuế, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể thủ tục mua Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục thuế cho các bạn. b.1. Hồ sơ cần có để mua Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân -Đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN mẫu 07/CTKT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC. (1 bản) -Giấy phép đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp (photo công chứng (01 bản)) -Giấy giới thiệu của Doanh nghiệp (01 bản) -Bản photo Chứng minh thư nhân dân của người đứng tên trên giấy giới thiệu, kèm theo Chứng minh nhân dân bản gốc để đối chiếu. b.2-Nơi nộp hồ sơ – Phòng ấn chỉ Chi cục thuế quản lý DN. – Sau khi đã hoàn thành xong các thủ tục thì Chi cục thuế sẽ Cấp cho DN 1 Cuốn Chứng từ khấu trừ thuế TNCN. – Một cuốn chứng từ khấu trừ thuế TNCN có 50 số, mỗi số có 2 liên: + Liên 1: Báo soát và Lưu; + Liên 2: Giao cho người nộp thuế (cá nhân được khấu trừ thuế). 9.Cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho người lao động Theo quy định tại khoản 1, Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC: “Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập”. Theo quy định tại điểm a khoản 2, Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC: “a) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ.” a.Khi nào thì phải cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN? – Trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ tại nguồn của người lao động. Khi cá nhân có yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ thuế thì Doanh nghiệp phải cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN cho người lao động. – Chứng từ khấu trừ thuế tncn được cấp theo từng lần khấu trừ hoặc theo kỳ (trong năm tài chính). b.Làm sao để có được chứng từ khấu trừ thuế TNCN? – Doanh nghiệp có thể tự in chứng từ khấu trừ thuế TNCN (nếu đủ kiện tự in). Theo quy định tại khoản 2, Thông tư 156/2013/TT-BTC: ” …Tổ chức trả các khoản thu nhập chịu thuế TNCN khấu trừ thuế TNCN có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự in chứng từ khấu trừ để cấp cho cá nhân bị khấu trừ thuế. Việc in chứng từ khấu trừ được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế TNCN tự in trên máy tính.” Việc phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế TNCN được quy định tại Thông tư 37/2010/TT-BTC. Trong đó: Điều kiện để được tự in chứng từ khấu trừ thuế bao gồm. + Có tư cách pháp nhân. + Đã đăng ký thuế và có mã số thuế. + Có trang thiết bị máy tính và phần mềm bảo vệ. + Trong thời gian 01 năm trở về trước không bị xử phạt vi phạm pháp luật về thuế từ 02 lần trở lên. – Trường hợp không tự in chứng từ khấu trừ thuế TNCN. Đơn vị, cá nhân trả thu nhập có thể làm thủ tục mua chứng từ khấu trừ của Cơ quan thuế. c.Bộ hồ sơ mua chứng từ khấu trừ thuế TNCN như sau: + Đơn đề nghị cấp chứng từ khấu từ thuế TNCN mẫu 17/CTKT-TNCN theo Thông tư 92/2015/TT-BTC. + Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. (01 bản phô tô công chứng). + Giấy giới thiệu của công ty (01 bản). + Bản photo CMND (hoặc căn cước công dân) của người đứng tên trên giấy giới thiệu. Kèm theo Chứng minh nhân dân bản gốc để đối chiếu. 10.Một số công việc liên quan khác +Cập nhật chứng minh thư cho MST +Yêu cầu cấp MST do trùng CMT
Trừ Luật ra, còn lại Nghị quyết, Nghị định, Thông tư đều là văn bản dưới luật. Thứ tự các loại văn bản luật và hiệu lực cao thấp như sau : A. Văn bản luật (do chỉ Quốc hội ban hành) Hiến pháp (cao nhất) Bộ luật Luật Pháp lệnh Nghị quyết Quốc Hội B. Văn bản dưới luật (do chính phù và các bộ, cơ quan ngang bộ) Quyết định (của thủ tướng chính phủ về vấn đề cụ thể) Nghị định (của chính phủ hướng dẫn thi hành văn bản luật, pháp lệnh) Thông tư (của bộ tài chính, bộ thương mại ....) Công văn Vì vậy khi các bạn đọc Văn bản Luật thì phải đọc kèm theo các Nghị định, Thông tư hướng dẫn chi tiết để chúng ta thực hiện đúng Luật Nguyên tắc khi đọc văn bản Luật: 1/ Hiểu các đối tượng điều chỉnh của các Luật – Liên quan đến Lao động 2/ Hệ thống VBPL Nhà nước – và của Doanh nghiệp là gì? 3/ Có tư duy căn bản về Pháp Luật Lao động Tải các Thông tư hướng dẫn Luật thuế Thu nhập cá nhân tại đây Thông tư 111/BTC/2013 Thông tư 78/2015/BTC Thông tư 96/2015/BTC Thông tư 92/2015/BTC Thông tư 95/2016/BTC Nghị định 65 và ND12/BTC
Top Bottom
Đăng chủ đề