Có gì mới?
Blue
Red
Green
Orange
Voilet
Slate
Dark

Hợp đồng bằng miệng có giá trị Pháp lý hay không?

hrspring.tides

Administrator
Staff member
Tham gia
Bài viết
11,605
Điểm tương tác
85
Offline
Chào anh chị, cho em làm phiền, em cần được tư vấn, anh chị có thể giúp đc em không ạ?
1/ Ngày 31.1 em vào làm thử việc tại trung tâm tiếng anh, do trúng dịch nên trung tâm k làm việc. Nhưng giám đốc vẫn giao việc về nhà cho em làm onl, là viết bài quảng cáo, thiết kế poster, công việc giao lắc nhắc có khi chỉnh sửa đến 1 h sáng. Đến ngày 2/. 2.5 công ty làm việc lại. Chị giám đốc có bảo em là “ thôi, chị cho em vào chính thức...” (lúc đó chưa kí hợp đồng.)

3/ Đến ngày15.5 , giám đốc bảo em không làm tốt nhiệm vụ, không chiêu sinh được cho trung tâm, làm trung tâm làm ăn thua lỗ k đủ nuôi công ty, , chị ấy bảo em nghỉ việc, em có xin thư thả cho em 1 tuần để xin việc khác. Chị ấy không cho.
- lương thử việc của em là 3tr
-lương chính thức là 4tr.,
chị ấy tính lương cho em là 4000/31 ngày của tháng 5 nhân 15 ngày , cộng thêm tiền em mua đồ cho cty là 671k. Tổng 2tr610k chị ấy bồi dưỡng thêm thành 3tr
Hiện tại em chưa nhận bất kì văn bản nào bằng giấy tờ về việc thôi việc, em đang giữ sổ điểm danh của cơ sở, chị ấy báo nếu thứ 2 em k giao sẽ báo công an, em có nhờ tư vấn bên công an, bảo em cứ giao lại hết tài liệu, chụp màn hình công việc từ thời gian em làm đến giờ để làm bằng chứng nếu chị ấy trả lương không phù hợp.
Em cần anh chị tư vấn giúp em, hợp đồng bằng miệng có hiệu lực hay không sau 3 tháng thử việc.
Trong 3 tháng dịch em vẫn làm onl , chị ấy vẫn đăng bài tuyển sinh, mở lớp bình thường, chị ấy bảo ngày dịch là làm việc không lương nên chị k tính, (giáo viên được nghỉ dạy ạ)

------------
Trả lời:
Vấn đề của em cần được giải đáp như sau:
1/ Về tính hợp pháp của hợp đồng giao kết bằng miệng:
" Điều 16. Hình thức hợp đồng lao động

  1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói".

Theo quy định trên, hợp đồng bằng lời nói hợp pháp khi hợp đồng đó là hợp đồng làm việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng, thuộc loại hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (điểm c Khoản 1 điều 22 Bộ luật lao động).
Cũng theo quy định tại Khoản 2 điều 22 Bộ luật lao động:
"Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng".
Như vậy, theo quy định trên, sau khi hết hạn hợp đồng bằng lời nói (tối đa là 3 tháng), bạn đã tiếp tục làm việc nên hợp đồng bằng miệng của bạn chuyển thành hợp đồng xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng. Vậy nên, bạn vẫn đang là nhân viên công ty.

2/ Về việc Công ty ngừng việc do đại dịch:
Theo thông tin bạn cung cấp, Có thể thấy, công ty sau khi làm ăn thua lỗ vì lí do kinh tế đã ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động nên theo Khoản 2 điều 44 BLLĐ : "Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc, thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này"
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.
Như vậy, khi công ty cho bạn thôi việc thì công ty phải chi trả trợ cấp mất việc làm cho bạn. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 điều 49 BLLĐ:
"Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc"
Như vậy, bạn có thể kiện do công ty chấm dứt hợp đồng mà chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính cho bạn.
Tiếp đó, doanh nghiệp chỉ được chấm dứt hợp đồng lao động vì lí do kinh tế sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

3/ Về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của Doanh nghiệp:
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp cần báo cho người lao động biết trước:
Trong trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người sử dụng lao động đã vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Mặt khác nếu vì đại dịch Covid thì ngừng việc có hưởng lương theo thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Công ty bạn tính lương vi phạm điều kiện về ngày công tiêu chuẩn của Nghị định 05/2020

Trích tại Luật Lao động:
“3. Ngừng việc vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của doanh nghiệp, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác (như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế). Tiền lương ngừng việc trong trường hợp này do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”
Do vậy Công ty giao làm việc online mà không trả lương là sai quy định của Luật.
Khi công ty chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, công ty phải có các nghĩa vụ sau đây:
Điều 42 Bộ luật Lao động về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
“1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
  1. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
  2. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
  3. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
  4. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.


Như vậy, tổng kết lại các vấn đề của bạn như sau:
1/ Hợp đồng bằng miệng vẫn có giá trị pháp lý
2/ Bạn giữ toàn bộ bằng chứng giao việc của Công ty để sau nộp cho Sở lao động
3/ Công ty bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật
4/ Bạn có thể làm đơn khởi kiện lên Sở lao động TBXH Thành phố nơi bạn ở.

Trước khi bạn khởi kiện bạn gửi đơn đó lên công ty của bạn trước, bằng những căn cứ như tôi vừa nêu (dựa vào nội dung này để viết đơn kiện).



Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công!
 

codevn_fb_comment

Top Bottom