Có gì mới?
Blue
Red
Green
Orange
Voilet
Slate
Dark

[Dạy học mùa Covid] Tạo hệ thống làm bài và theo dõi tiến độ bằng Google Form và Google Sheet

Quick87

HR Assitant
Tham gia
Bài viết
945
Điểm tương tác
7
Offline
5634151_Screen_Shot_2021-09-11_at_9.47.39_AM.png


1. Mình là ai, vấn đề mình gặp phải trong mùa Covid

Mình hiện là một giáo viên IELTS và công việc của mình bị ảnh hưởng nhiều trong mùa dịch lịch sử của Sài Gòn. Vấn đề mình gặp phải cũng là vấn đề của các giáo viên hiện tại:


Làm thế nào để đảm bảo chất lượng dạy và học online?
Chi tiết hơn:
  • Làm thế nào giúp học viên làm bài tập thuận tiện, dễ dàng xem kết quả sau khi làm (Listening và Reading)?
  • Làm thế nào để theo dõi được quá trình học tập của học viên (và học viên tự theo dõi tiến độ của mình)?
  • Làm thế nào để tăng sự tự giác của người học (học tại nhà nên học viên rất dễ nảy sinh tâm lý trì hoãn, bị mất tập trung bởi mạng xã hội, phim ảnh, games …)?
  • Làm thế nào để thực hiện các giải pháp trên ít tốn chi phí, sức người và đạt hiệu quả lâu dài nhất có thể?

2. Đề ra giải pháp

Ý tưởng mình của mình là tạo form làm bài trực tuyến để học viên có thể làm bài ngay trên máy tính hoặc điện thoại. Có 2 hướng khả thi để thực hiện:


Hướng 1: tạo form làm bài sử dụng frontend (html, css, javascript) để học viên nhập đáp án và tạo cơ sở dữ liệu (backend) để lưu trữ và xử lý dữ liệu.
5634003_Screen_Shot_2021-09-11_at_10.57.37_AM.jpg


Hướng 2: sử dụng Google Form để tạo form làm bài và Google Sheet để lưu trữ dữ liệu.
5634006_Screen_Shot_2021-09-11_at_11.05.20_AM.jpg


Cách 1 sẽ chuyên nghiệp hơn, tuy nhiên đòi hỏi kiến thức lập trình, tốn nhiều thời gian và chi phí để phát triển. (do mình chỉ biết một chút về frontend, phần backend sẽ phải tìm người để làm)

Cách 2 không chuyên nghiệp bằng, tuy nhiên tối ưu về mặt chi phí và nhân lực (mình có thể làm tự làm hết mọi công đoạn, không cần kiến thức lập trình) → mình đã chọn theo hướng này.

3. Tạo form làm bài bằng Google Form

5634017_Screen_Shot_2021-09-11_at_11.16.36_AM.jpg

Chỉ cần có tài khoản Google là mọi người có thể dễ dàng tạo một form làm bài:

5634031_Screen_Shot_2021-09-11_at_11.30.08_AM.png

Cái hay của Google Form là mọi người có thể kích hoạt tính năng tự động chấm bài, nhập đáp án và điểm số cho từng câu.


5634037_Screen_Shot_2021-09-11_at_11.42.15_AM.jpg

Google form có thể chấm bài dạng điền vào chỗ trống, tối ưu nhất là dạng câu trả lời ngắn, còn trả lời dài như viết essay thì vẫn phải chấm tay.
Điểm hạn chế lớn là Google Form phân biệt rõ chữ HOA và thường, do vậy nếu bạn nhập đáp in là in HOA nhưng học viên nhập in thường thì nó sẽ chấm sai. Mình cho toàn bộ đáp án là in HOA và có ghi chú rõ để học viên làm bài cho chuẩn.

Gắn lên website

5634042_Screen_Shot_2021-09-11_at_11.45.28_AM.jpg



Google Form cho phép chúng ta nhúng vào website với dạng tag là <iframe>, mình đã gắn form vào websites Wordpress của mình như sau:

5641271_Screen_Shot_2021-09-16_at_10.39.58_AM.jpg

Website của mình dùng Wordpress nên có tính năng chia cột trang Web như thế này, mọi người có thể search Google rất dễ làm.

5634047_Screen_Shot_2021-09-11_at_11.48.35_AM.jpg

Form IELTS Reading với phần bài đọc một bên và form trả lời câu hỏi một bên (mô phỏng hình thức thi IELTS trên máy tính), mình cũng trang bị thêm tính năng Highlight cho giống thi thật luôn.

5634050_Screen_Shot_2021-09-11_at_11.50.32_AM.jpg

Form Listening thì có thêm phần audio player.

Để giới hạn thời gian làm bài cho Google Form mọi người có thể dùng Quilgo: Timers for Google Forms

4. Lưu trữ dữ liệu bằng Google Sheet

5641267_Screen_Shot_2021-09-16_at_10.35.12_AM.jpg

Bấm nút màu xanh thì dữ liệu sẽ tự động chuyển vào Google Sheet khi người học làm bài xong.

5634056_Screen_Shot_2021-09-11_at_11.53.25_AM.jpg

Sau khi học viên làm bài thì dữ liệu sẽ được lưu trữ trong Google Sheet với nhiều loại khác nhau như email, thời gian, điểm số. Từ đây mọi người có thể thoải mái chế biến để theo dõi quá trình học của học viên.

5634081_Screen_Shot_2021-09-11_at_12.25.08_PM.jpg

Mình cho nhiều form gửi dữ liệu về 1 file sheet để dễ quản lý và xử lý dữ liệu.

5. Tạo profile theo dõi tiến độ cho người học

5634087_Screen_Shot_2021-09-11_at_12.31.28_PM.jpg



Mình xử lý dữ liệu lại thành một bảng như thế này (dùng hàm Excel học hồi cấp 3), mọi người sẽ thấy được điểm số của từng form làm bài được hiển thị. Mình hiển thị dữ liệu thành dạng biểu đồ để học viên dễ theo dõi được quá trình học hơn (cách làm tương tự như Excel, mọi người có thể đọc bài của bạn Chill with Dan tại đây: Kinh nghiệm xử lý file Excel | Tinh tế (tinhte.vn)

Những ô điểm số quá thấp được mình đặt điều kiện sẽ hiện màu vàng → người học dễ thấy được bài làm nào của họ có vấn đề để có thể xem và làm lại.

Phần đánh giá trung bình, khá, giỏi thì mình dùng hàm IF theo điều kiện điểm số.

Phần dữ liệu thời gian mình cho hiển thị thành Listening và Reading Progress, nếu làm bài đều mỗi ngày thì các cột sẽ sát nhau và không có khoảng trống. Còn làm không đều thì sẽ như biểu đồ phía dưới đây:
5634092_Screen_Shot_2021-09-11_at_12.37.55_PM.jpg

Như vậy mình có thể theo dõi và biết được các bạn học viên làm bài bao nhiêu điểm, làm có đều không và có tiến bộ theo thời gian học không. Các bạn học viên cũng có thể tự theo dõi tiến độ bản thân để kịp thời điều chỉnh nếp học tập và thay đổi cách học để tiến bộ hơn.

5634102_Screen_Shot_2021-09-11_at_12.43.11_PM.jpg

Google Sheet cũng cho phép xuất bản lên website dạng tag <iframe> nên mình gắn vào website và tạo nút Profile cho mỗi học viên, họ chỉ cần click vào là có thể xem được bảng dữ liệu cá nhân.

6. Tạo nếp học tập bằng mail tự động

Để học viên chăm làm bài và hình thành nếp học tập thì mình đã chia sẻ ở bài viết [Chia sẻ] [Mày mò lập trình và cái kết] - Mail tự động đã thay đổi việc dạy học của mình như thế nào | Tinh tế (tinhte.vn)


7. Hiệu quả

Như vậy mỗi ngày học viên sẽ:


1. Nhận mail tự động
2. Làm bài theo form thiết kế sẵn trong mail
3. Form chấm điểm liền → không cần chờ giáo viên chấm thủ công
4. Giáo viên chỉ cần mở form lên là theo dõi được tiến độ học viên:
  • Làm đều hay không → để nhắn tin nhắc nhở
  • Điểm số ra sao → thấp quá thì nhắn tin xem họ gặp vấn đề gì khi làm bài
  • Học trong 1 tháng thì có tiến bộ không → không tiến bộ thì thảo luận cùng học viên để thay đổi thói quen học hoặc phương pháp phù hợp hơn để cải thiện.
Ngoài ra, hệ thống sẽ tính ra điểm số của từng kỹ năng để giúp học viên biết được năng lực hiện tại để quyết định có đăng ký thi IELTS không (vì tiền thi 1 lần khá chát). Và đây là so sánh dữ liệu:
5634117_Screen_Shot_2021-09-11_at_12.56.25_PM.jpg

Hệ thống tổng hợp toàn bộ quá trình học 3 tháng và cho ra kết quả là:
Thông: Listening - 7.0, Reading - 7.0
Tuấn: Listening - 6.0, Reading - 6.0

Và đây là điểm số các bạn đi thi về (cùng ngày thi là 29/04/2021)
5634129_Screen_Shot_2021-09-11_at_12.59.58_PM.png

Thông: Listening - 5.5, Reading - 7.5
Tuấn: Listening - 6.0, Reading - 6.5

Như vậy hệ thống đánh giá tương đối ổn để các bạn học viên tham khảo năng lực. Khi hệ thống có nhiều dữ liệu hơn thì độ chính xác mình nghĩ sẽ cao hơn nữa.

Cảm ơn mọi người đã theo dõi bài viết, hy vọng chia sẻ của mình hữu ích cho các giáo viên đang vất vả dạy online mùa dịch này. Mong dịch qua mau để việc dạy và học được quay lại bình thường.

Series bài viết của mình:
[Chia sẻ] [Mày mò lập trình và cái kết] - Mail tự động đã thay đổi việc dạy học của mình như thế nào | Tinh tế (tinhte.vn)
Học lập trình có khó không? Review quá trình tự học làm App iOS và đăng lên App Store | Tinh tế (tinhte.vn)

Continue reading...
 
Last edited by a moderator:

codevn_fb_comment

Top Bottom