KHÓA HỌC NHÂN SỰ VÀ KỸ NĂNG MỀM SẮP KHAI GIẢNG TẠI SPRINGO! Tìm hiểu thêm

  • hot.gif ĐỪNG BỎ LỠ: mui_ten_1.gif

COVID-19 Cập nhật thông tin ngày 24/10/2021

trandominhtrang

HR New Member
0
0
0
Ghé thăm trang
Bản tin dịch COVID-19 ngày 24/10 của Bộ Y tế cho biết có 4.045 ca mắc COVID-19 tại 47 tỉnh, thành phố; trong ngày có 1.314 ca khỏi; thêm 386.400 liều vaccine AstraZeneca về Việt Nam

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:​

- Tính từ 17h ngày 23/10 đến 17h ngày 24/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.045 ca nhiễm mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 4.028 ca ghi nhận trong nước (tăng 667 ca so với ngày trước đó) tại 47 tỉnh, thành phố (có 1.599 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (966), Bình Dương (524), Đồng Nai (429), An Giang (297), Sóc Trăng (296), Đắk Lắk (193), Bạc Liêu (155), Tây Ninh (132), Trà Vinh (113), Long An (88), Kiên Giang (83), Tiền Giang (78), Hà Giang (68), Bình Thuận (51), Cần Thơ (48), Gia Lai (44), Khánh Hòa (43), Cà Mau (42), Đồng Tháp (41), Thanh Hóa (38), Phú Thọ (34), Thừa Thiên Huế (32), Nghệ An (27), Quảng Nam (17), Bà Rịa - Vũng Tàu (16), Vĩnh Long (15), Bến Tre (15), Hà Nội (14), Quảng Ngãi (12), Bình Phước (12), Nam Định (11), Quảng Bình (11), Ninh Thuận (11), Bình Định (11), Kon Tum (10), Đà Nẵng (9), Bắc Ninh (8 ), Lâm Đồng (8 ), Hà Nam (6), Đắk Nông (5), Bắc Giang (3), Phú Yên (3), Hải Dương (2), Quảng Trị (2), Lai Châu (2), Tuyên Quang (2), Bắc Kạn (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (-176), Tiền Giang (-78), Phú Thọ (-41).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Sóc Trăng (+296), TP. Hồ Chí Minh (+217), Đắk Lắk (+193).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 3.544 ca/ngày.
ca-moi-toi-24-1635074490884653760021.jpg

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:​

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 888.940 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.027 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 884.177 ca, trong đó có 803.161 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Có 16 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Kạn.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (425.121), Bình Dương (228.840), Đồng Nai (61.532), Long An (34.227), Tiền Giang (15.626).

Tình hình điều trị COID-19​

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.314
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 805.978
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.899 ca, trong đó:
- Thở oxy qua mặt nạ: 2.045
- Thở oxy dòng cao HFNC: 405
- Thở máy không xâm lấn: 80
- Thở máy xâm lấn: 350
- ECMO: 19
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Trong ngày ghi nhận 53 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (30), Bình Dương (12), Đồng Nai (5), Long An (2), An Giang (2), Tây Ninh (1), Bạc Liêu (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 68 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.673 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 89.574 xét nghiệm cho 186.901 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 21.639.660 mẫu cho 59.163.726 lượt người.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COCID-19​

Trong ngày 23/10 có 936.739 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 72.929.311 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 51.883.474 liều, tiêm mũi 2 là 21.045.837 liều.
covid1_20210507085757PM.png

covid-02_20201203090853PM.JPG


Nguồn: Suckhoedoisong.vn


Continue reading...
 
Related threads
Last edited by a moderator:

Facebook Comment

Similar threads

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC Thuật ngữ "quản lý nguồn nhân lực" đã được sử dụng phổ biến trong khoảng mười đến mười lăm năm trở lại đây. Trước đó, lĩnh vực này thường được gọi là "quản lý nhân sự". Các cột mốc lịch sử trong phát triển HRM Frederick Taylor, được biết đến là cha...
Trả lời
0
Xem
11
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga Đoàn đại biểu tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Phân ban Việt...
Trả lời
0
Xem
1
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh hải Dương đã huy động lực lượng trợ giúp nhân dân phòng, chống bão, di chuyển người, tài sản Khu vực tỉnh Hải Dương đã có mưa vừa đến mưa to, tổng lượng lượng mưa từ 19h ngày 6/9 đến 19h ngày 7/9 phổ biến từ 50-100mm, có nơi trên 150mm (cao nhất ở Ninh...
Trả lời
0
Xem
1

Xem thêm

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.770.304 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.651 ca nhiễm). Tình hình...
Trả lời
0
Xem
84

Zalo Comment:

SPRINGO ĐỒNG HÀNH CÙNG SỰ HỌC CỦA DOANH GIỚI & DOANH NGHIỆP

3 / 12
Ký hợp đồng tư vấn với công ty Chí Công...
5 / 12
Ký hợp đồng tư vấn quản trị nhân sự với Nhựa Hoàng Hà...
6 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Công ty Wilson...
7 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Công ty TDC...
11 / 12
Ký hợp đồng tư vấn quản trị nhân sự với Nhựa Hoàng Hà...
12 / 12
Ký hợp đồng tư vấn Hệ thống lương 3P...

Có thể bạn quan tâm

Công ty ông Đoàn Thế Hợp (Hà Nội) là nhà đầu tư được giao thực hiện dự án phát triển đô thị. Theo hồ sơ thiết kế mẫu nhà (liền kề) kèm theo quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt, kết cấu nhà mẫu được thể hiện theo kết cấu độc lập (không chung bộ phận kết cấu: Móng, cột, tường, sàn, mái). Khi triển khai thực hiện dự án theo quy hoạch chi tiết 1/500 được phê duyệt, công ty ông Hợp áp dụng quy định tại Mục 4.6 tiêu chuẩn TCVN-9411 Nhà ở liền kề - tiêu chuẩn thiết kế. Nội dung áp dụng: Các căn nhà ở liền kề có chung bộ phận kết cấu (móng, cột, tường, sàn, mái hoặc các kết cấu giáp lai khác của hai nhà liền kề). Các thông số liên quan đến trật tự xây dựng: Kiến trúc mặt ngoài, chiều cao tầng, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng tuân thủ đúng theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt. Ông Hợp hỏi, việc triển khai thực hiện dự án điều chỉnh giải pháp kết cấu có đúng quy hoạch không? Nội dung đó có được phép thực hiện không? Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau: Tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng quy định: "Các khu vực trong phạm vi phát triển đô thị thuộc đối tượng phải lập quy hoạch chi tiết khi thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị thì phải lập quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu (đối với trường hợp quy định phải lập quy hoạch phân khu), làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và triển khai các công việc khác theo quy định của pháp luật liên quan". Theo đó, dự án được lập phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng để làm cơ sở đánh giá sự phù hợp theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 58 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 15 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14. Trường hợp nhà đầu tư muốn thay đổi, điều chỉnh phương án thiết kế khác với các nội dung của đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, nhà đầu tư cần liên hệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về quy hoạch xây dựng tại địa phương để được xem xét, điều chỉnh theo quy định. Việc áp dụng TCVN 9411:2012 (tiêu chuẩn về nhà ở liên kế) cũng như áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dụng khác cho dự án cần tuân thủ quy định tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Điều 6 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13. Chinhphu.vn Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp (Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân) Continue reading...
(Chinhphu.vn) - Ngày 13/12, tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tỉnh Quảng Bình tổ chức thi công xây dựng công trình Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I. Lễ triển khai thi công xây dựng công trình Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch 1 - Ảnh: VGP/Toàn Thắng Dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án điện 2 được giao đại diện chủ đầu tư quản lý, điều hành. Dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 về điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quy hoạch VII điều chỉnh); Văn bản số 1828/TTg-KTN của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/10/2016 về việc EVN được giao làm chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Với tổng mức đầu tư dự án là 41.130 tỷ đồng, nhà máy được xây dựng trên diện tích khoảng 48,6 ha tại thôn Vĩnh Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch. Dự án gồm 2 tổ máy với tổng công suất lắp đặt 1.200 MW, khi đi vào vận hành sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia sản lượng điện mỗi năm khoảng 8,4 tỷ kWh, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, nâng cao độ an toàn và ổn định cho hệ thống điện. Gói thầu chính về thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp do liên danh nhà thầu gồm một số nhà thầu của Nhật Bản, Hàn Quốc và Tổng công ty Xây dựng số 1 thực hiện. Đây đều là các nhà thầu lớn, có uy tín, năng lực và kinh nghiệm trong nhiều dự án nhiệt điện lớn. Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I sử dụng công nghệ hiện đại, thông số hơi trên siêu tới hạn (USC) - mức cao nhất trong các nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam hiện nay. Dự kiến công trình được hoàn thành và đưa vào vận hành năm 2025. Về bảo vệ môi trường, nhà máy được trang bị đồng bộ các hệ thống xử lý nước thải, khí thải và lọc bụi. Do vậy hàm lượng phát thải khí sau khi được xử lý tuân thủ hoàn toàn các quy chuẩn về môi trường Việt Nam hiện hành và tương đương với các tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới. Các thông số về môi trường nhà máy khi vận hành được truyền về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình để giám sát trực tuyến và hiển thị công khai tại khu vực cổng nhà máy 24/24h theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý môi trường. Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I là công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình nói riêng và cả nước nói chung, góp phần đáng kể tăng nguồn thu ngân sách hằng năm cho tỉnh Quảng Bình và khu vực Bắc Trung Bộ, qua đó góp phần tạo thuận lợi cho địa phương phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, tạo việc làm ổn định, lâu dài cho lao động địa phương, nhất là lao động có trình độ cao. Nhân dịp tổ chức lễ triển khai thi công xây dựng công trình Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã trao tặng tỉnh Quảng Bình 1 tỷ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội, phục vụ việc xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương. Toàn Thắng Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp (Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân) Continue reading...
Ngày 27/1/2022, Cơ quan An ninh điều tra ộ Công an khởi tố vụ án "Nhận hối lộ" để xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa Công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao; ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam cùng về tội "Nhận hối lộ" theo quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự và Lệnh khám xét đối với: Bị can Nguyễn Thị Hương Lan. Ảnh BCA 1. Họ tên: Nguyễn Thị Hương Lan, sinh năm 1974, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Bị can Đỗ Hoàng Tùng. Ảnh BCA 2. Họ tên: Đỗ Hoàng Tùng, sinh năm 1980, tại Hà Nội; nghề nghiệp: Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Bị can Lê Tuấn Anh. Ảnh BCA 3. Họ tên: Lê Tuấn Anh, sinh năm 1982, tại Hưng Yên; nghề nghiệp: Chánh Văn phòng, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Bị can Lưu Tuấn Dũng. Ảnh BCA 4. Họ tên: Lưu Tuấn Dũng, sinh năm 1987 tại Hà Nội; nghề nghiệp: Phó phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao. Sau khi được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với 4 bị can theo lý lịch và tội danh đã viện dẫn nêu trên. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra mở rộng để xử lý nghiêm trước pháp luật. Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an thông báo để các cá nhân, đơn vị có liên quan biết, chủ động liên hệ làm việc./. Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp (Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân) Continue reading...
Ngày 22-8, Cơ quan CSĐT Công an Trà Vinh cho biết đã tạm giữ hình sự Võ Phong Phú (40 tuổi; ngụ huyện Cầu Ngang, Trà Vinh) để điều tra về hành vi giết người. Võ Phong Phú. Ảnh: Công an Trà Vinh Theo điều tra ban đầu, Phú và vợ là chị Lâm Thị Diễm K. (39 tuổi) đã ly thân. Chị K. cùng con gái nhỏ 8 tuổi sống chung với cha mẹ ruột, còn con gái lớn 11 tuổi sống chung với Phú. Tuy không sống chung nhưng vợ chồng Phú vẫn thường xuyên liên lạc qua điện thoại. Thời gian gần đây, Phú nghi ngờ vợ ngoại tình. Đồng thời, nhớ lại chuyện khi còn sống chung bên nhà vợ thì cha vợ là ông Lâm Văn X. thường xuyên chửi mắng và đuổi Phú đi, dẫn đến vợ chồng phải ly thân. Ngày 16-8, Phú nhắn tin nhưng không thấy vợ trả lời nên càng nghi ngờ vợ đang ở cùng người đàn ông khác. Tức giận, Phú mua xăng, rồi điều khiển xe mô tô đến nhà cha vợ. Khoảng 2 giờ sáng 17-8, Phú lấy dây chì cột vào tay nắm cửa phía bên ngoài ở nhà trước và nhà sau với ý định khi đổ xăng châm lửa đốt thì những người bên trong nhà không chạy thoát ra được. Khi lửa cháy, 8 người trong nhà ông X. phát hiện đã tông cửa chạy ra ngoài thoát nạn. Phú đã đến công an đầu thú 2 ngày sau đó. L.Khánh Continue reading...
100% TTHC được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC. Tại Thông báo, Phó Thủ tướng biểu dương nỗ lực của các bộ, địa phương đã vượt qua khó khăn, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), đồng thời ghi nhận vai trò tham gia của các cơ quan thành viên Hội đồng tư vấn kịp thời thông tin các vướng mắc, khó khăn về cơ chế, chính sách, TTHC là rào cản cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân. Tuy nhiên, phải thẳng thắn nhìn nhận việc triển khai một số nhiệm vụ của bộ, địa phương còn chậm làm ảnh hưởng đến nỗ lực cải cách chung của Chính phủ. Để khắc phục các hạn chế trên, Phó Thủ tướng đã đưa ra một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới để các bộ, ngành, địa phương thực hiện. Cụ thể, về cải cách các quy định, TTHC, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, địa phương tập trung rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ theo Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022, Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 25/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó, các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục rà soát, nhận diện và xây dựng danh mục TTHC nội bộ thực hiện tại bộ, địa phương trong văn bản do bộ, cơ quan tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền, gửi Văn phòng Chính phủ trước ngày 15/5/2024 để tổng hợp, gửi các bộ, địa phương công bố, rà soát. Các Bộ: Quốc phòng, Ngoại giao, Thông tin và Truyền thông khẩn trương xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng các bộ để cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, TTHC, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư và phân cấp giải quyết TTHC nhằm thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ Thông tin và Truyền thông ưu tiên rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh theo danh mục tại Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 5/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi Văn phòng Chính phủ để tổng hợp. Cấu trúc lại quy trình các TTHC, dịch vụ công theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm Về cải cách việc thực hiện TTHC, các bộ, ngành, địa phương: - Thực hiện nghiêm việc công bố, công khai kịp thời, đầy đủ, chính xác các TTHC theo quy định; 100% hồ sơ TTHC phải được tiếp nhận, giải quyết trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC và đồng bộ với Cổng Dịch vụ công quốc gia. - Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; cấu trúc lại quy trình các TTHC, dịch vụ công theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. - Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC và đẩy mạnh việc khai thác, tái sử dụng thông tin, dữ liệu số hóa. Kịp thời rà soát, nâng cấp các trang thiết bị đầu cuối tại bộ phận một cửa các cấp đáp ứng yêu cầu số hóa, tái sử dụng dữ liệu theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 6/12/2021 của Chính phủ. - Rà soát, nâng cấp các hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng việc kết nối, chia sẻ, đồng bộ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng. - Xử lý dứt điểm các "điểm nghẽn" trong thực hiện Đề án 06 tại bộ, ngành, địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. - Định kỳ hằng tháng công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh, Cổng thông tin điện tử của bộ, ngành, địa phương. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Quốc phòng hoàn thiện, tích hợp, cung cấp nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông trên Cổng Dịch vụ công quốc gia đối với nhóm thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu/bổ sung/tạm vắng/chuyển đi, chuyển đến khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập theo tiến độ đề ra tại Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 28/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao nâng cấp, hiệu chỉnh Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung để thực hiện đồng bộ tại các Cơ quan đại diện và Bộ Ngoại giao theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện trong tháng 6 năm 2024. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan có liên quan khẩn trương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho hoạt động hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC tại bộ, ngành, địa phương do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện. Nâng cấp Cổng Dịch vụ công quốc gia Văn phòng Chính phủ khẩn trương nâng cấp Cổng Dịch vụ công quốc gia đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ và đồng bộ dữ liệu, thanh toán trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương cũng như khả năng trải nghiệm, tương tác với người dùng. UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bình Dương phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ hoàn thiện tài liệu mô hình mẫu về bộ phận một cửa; tổ chức triển khai thí điểm trong năm 2024 với mục tiêu tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện TTHC, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính, tối đa hóa phạm vi tiếp nhận TTHC tại 01 địa điểm trên cơ sở ứng dụng CNTT, đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao tính chuyên nghiệp và đề cao trách nhiệm của bộ phận một cửa trong giám sát, đôn đốc việc giải quyết TTHC tại các bộ, ngành, địa phương. Cơ quan thường trực Tổ công tác - Văn phòng Chính phủ có văn bản đề nghị các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, xử lý các phản ánh, kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan thành viên Hội đồng tư vấn gửi Tổ công tác; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xử lý tháo gỡ những vướng mắc, bất cập theo chức năng, nhiệm vụ được giao và tổng hợp những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ - Tổ trưởng Tổ công tác xem xét chỉ đạo. Phương Nhi Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp (Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân) Continue reading...
Bước 1: Truy cập vào Zalo - Cách 1: Tại trang Cá nhân, chọn Ví QR. - Cách 2: Tại thanh Tìm kiếm, nhập Ví QR. Sau đó, chọn Ví QR trong danh sách Tài khoản OA. Bước 2: Từ Ví QR, bấm Chứng nhận tiêm chủng. Bước 3: Nhập thông tin cá nhân, sau đó nhấn Tra cứu. Tiếp theo, hãy xác thực OTP theo hướng dẫn. Đối với trường hợp trên hệ thống chưa ghi nhận chứng nhận tiêm chủng, nếu đã tiêm thì người dùng có thể xem hướng dẫn và cập nhật chứng nhận tiêm chủng tại đây. Sau khi xác nhận thành công: Nếu mũi tiêm đã được ghi nhận, người dùng sẽ thấy kết quả Chứng nhận tiêm chủng, bao gồm mã QR bên dưới. Mã QR trên nền vàng chứng nhận đã tiêm 1 mũi vắc xin, trên nền xanh chứng nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin. Khi thấy gợi ý lưu mã QR chứng nhận tiêm chủng Covid-19 vào Ví QR, chỉ cần bấm Lưu mã QR để mã QR này được lưu vào Ví QR. Như vậy, người dùng vừa tra cứu và lưu thành công mã QR chứng nhận tiêm chủng Covid-19. Để tìm lại mã QR chứng nhận tiêm chủng trên ví QR và xuất trình khi cần thiết, người dùng có thể truy cập vào Ví QR bằng 02 cách: - Cách 1: Tại trang Cá nhân, chọn Ví QR. - Cách 2: Tại thanh Tìm kiếm, nhập Ví QR. Sau đó, chọn Ví QR trong danh sách Tài khoản OA. Châu Thanh Nguồn: Internet
Công trường xây dựng cầu Nhơn Trạch, đường dẫn hai đầu cầu nối TPHCM - Đồng Nai (dự án thành phần 1A của dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 - TPHCM). Ảnh: Báo GT Bộ GTVT vừa thông báo kết luận của Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Anh Tuấn tại cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện dự án thành phần 1A của dự án đầu tư xây dựng đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch giai đoạn 1 thuộc đường Vành đai 3 TPHCM. Dự án đang chậm 10,8% so với kế hoạch Theo báo cáo của Ban QLDA Mỹ Thuận, tính đến nay, tiến độ thi công của toàn dự án đạt 43%, chậm 10,8% so với kế hoạch. Trong đó gói thầu CW1 đạt gần 64% kế hoạch, gói thầu CW2 mới đạt hơn 12% do chưa nhận đủ mặt bằng thi công và nguồn cung cấp vật liệu cát khan hiếm. Để đẩy nhanh triển khai thi công dự án, Thứ trưởng Bộ GTVT yêu cầu Ban QLDA Mỹ Thuận tiếp tục làm việc với huyện Nhơn Trạch, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật để bàn giao toàn bộ mặt bằng trước ngày 31/3/2024. Ban QLDA Mỹ Thuận, tư vấn giám sát bố trí đầy đủ nhân sự để thường xuyên, kịp thời kiểm tra hiện trường, kiểm soát tiến độ, chất lượng thi công đảm bảo tuân thủ theo đúng thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật được duyệt; kịp thời đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc hoặc các điều chỉnh, phát sinh trong quá trình thi công. Chỉ đạo cụ thể đối với gói thầu CW1, các đơn vị được yêu cầu lập điều chỉnh tiến độ thi công tổng thể, chi tiết của công trình để làm cơ sở triển khai thực hiện đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/4/2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, phải tính đến thời gian dự phòng để xử lý các vướng mắc, phát sinh hoặc bất lợi về thời tiết, nguồn cung cấp vật liệu… (nếu có). Ban QLDA Mỹ Thuận, tư vấn giám sát có nhiệm vụ rà soát hồ sơ thiết kế kỹ thuật và chỉ dẫn kỹ thuật được duyệt, trình tự thi công kết cấu dầm, biện pháp kiểm soát độ vồng thi công của phần nhịp chính cầu Nhơn Trạch do việc thi công không đồng thời; khẩn trương thi công hoàn thành thân trụ, xà mũ trụ các nhịp dẫn để sớm lắp đặt dầm Super-T. Tại gói thầu CW2, Bộ GTVT yêu cầu các nhà thầu huy động đầy đủ máy móc thiết bị, nguồn lực thi công ngay tại các vị trí đã được bàn giao mặt bằng, bù lại khối lượng đã chậm so với kế hoạch; chủ động tìm nguồn cung vật liệu cát hợp pháp để cung cấp đầy đủ, kịp thời cho dự án, ưu tiên điều phối thi công các đoạn phải xử lý nền đất yếu có thời gian chờ gia tải dài. Ban QLDA Mỹ Thuận nghiêm túc rút kinh nghiệm Đề cập đến việc điều chỉnh chủ trương đầu tư bổ sung đơn nguyên cầu Nhơn Trạch vào dự án, Thứ trưởng Bộ GTVT đánh giá, tiến độ hiện đang triển khai rất chậm. Về nội dung này, Văn phòng Chính phủ đã có chỉ đạo tiến hành từ tháng 4/2023, tuy nhiên tới cuối tháng 1/2024 Bộ GTVT mới nhận được tờ trình của Ban QLDA Mỹ Thuận. Do đó, việc đầu tư bổ sung đơn nguyên cầu Nhơn Trạch là rất cấp thiết nhằm đảm bảo khai thác đồng bộ, an toàn, thông suốt trên toàn tuyến đường Vành đai 3 TPHCM theo quy mô đường cao tốc. "Ban QLDA Mỹ Thuận nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc chậm triển khai thực hiện việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án; khẩn trương có báo cáo tiếp thu, giải trình nội dung góp ý của các cơ quan thuộc Bộ đối với hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, hoàn thiện hồ sơ, tham mưu Bộ GTVT báo cáo Chính phủ trong tháng 3/2024. Quá trình triển khai tiếp theo cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Hội đồng thẩm định, đặc biệt với cơ quan chủ trì thẩm định là Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời báo cáo, tiếp thu, phấn đấu hoàn thành việc điều chỉnh chủ trương đầu tư trong tháng 5/2024", lãnh đạo Bộ GTVT chỉ đạo. Ban QLDA Mỹ Thuận cũng được yêu cầu chủ động tổ chức thực hiện các công việc tiếp theo của bước phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư; đàm phán với nhà tài trợ để sửa đổi, bổ sung thỏa thuận vay vốn cho dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện, sớm đưa công trình vào thi công xây dựng. Dự án đường Vành đai 3 TPHCM đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch có chiều dài hơn 8km, đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai (hơn 6km) và địa bàn TPHCM (gần 2km). Điểm đầu giao với tỉnh lộ 25B (Nhơn Trạch, Đồng Nai). Điểm cuối giao với cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây. Tuyến đường được đầu tư với bề rộng nền đường từ 20,5 - 26 m, gồm 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe hỗn hợp, tốc độ thiết kế 80 km/h. Tổng vốn đầu tư dự án khoảng 6.955 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế và nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự án khởi công tháng 9/2022, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2025. Phan Trang Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp (Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân) Continue reading...
(Chinhphu.vn) - Bộ Công an đang dự thảo Thông tư quy định về giám định viên lĩnh vực kỹ thuật hình sự; tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh giám định viên, người giúp việc cho giám định viên lĩnh vực kỹ thuật hình sự, pháp y trong Công an nhân dân; công bố tổ chức, người giám định theo vụ việc trong Công an nhân dân. Một trong các tiêu chuẩn giám định viên kỹ thuật hình sự là đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định từ đủ 3 năm trở lên Dự thảo quy định, giám định viên kỹ thuật hình sự bao gồm: 1- Giám định viên dấu vết đường vân; 2- Giám định viên dấu vết cơ học; 3- Giám định viên súng, đạn; 4- Giám định viên tài liệu; 5- Giám định viên cháy, nổ; 6- Giám định viên kỹ thuật; 7- Giám định viên âm thanh; 8- Giám định viên sinh học; 9- Giám định viên hóa học; 10- Giám định viên kỹ thuật số và điện tử. Tiêu chuẩn giám định viên kỹ thuật hình sự theo khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp được quy định cụ thể như sau: Là sĩ quan nghiệp vụ Công an, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, công chức thuộc Viện kiểm sát Tối cao; có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ đại học trở lên được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo từ đủ 3 năm trở lên (không tính thời gian tham gia học các loại hình đào tạo trong giờ hành chính) sau khi tốt nghiệp đại học thuộc chuyên ngành đề nghị bổ nhiệm giám định viên. Thẻ giám định viên tư pháp kỹ thuật hình sự là loại giấy công vụ do Bộ Công an ban hành được in theo mẫu do Bộ Tư pháp quy định để cấp cho giám định viên tư pháp kỹ thuật hình sự trong toàn quốc. Điều kiện bổ nhiệm trợ lý giám định Ngoài ra, dự thảo cũng quy định, người giúp việc giám định viên lĩnh vực kỹ thuật hình sự và pháp y trong Công an nhân dân bao gồm trợ lý, kỹ thuật viên, y công (sau đây gọi quy định chung là chức danh trợ lý giám định). Người được bổ nhiệm chức danh trợ lý giám định phải bảo đảm các điều kiện sau: a- Nắm rõ các quy định của Luật Giám định tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến hoạt động giám định. b- Tốt nghiệp đại học trở lên được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về giáo dục và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập theo chuyên ngành, lĩnh vực được đề nghị bổ nhiệm trợ lý giám định. c- Có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ chung về kỹ thuật hình sự và pháp y Công an nhân dân do Viện trưởng Viện Khoa học hình sự cấp. Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây. Thanh Châu Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp (Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân) Continue reading...
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau: Địa điểm bị tù, đày để xem xét công nhận người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày được quy định tại Phụ lục Danh mục nhà tù và những nơi được coi là nhà tù ban hành kèm theo Thông tư số 03/2022/TT-BLĐTBXH có hiệu lực kể từ ngày 15/5/2022. Thủ tục, hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ này được quy định tại Điều 61 đến Điều 63 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng. Chinhphu.vn Tư vấn – Huấn luyện Doanh nghiệp (Các khóa Huấn luyện/Đào tạo cá nhân) Continue reading...
Sáng 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo nhằm đánh giá tình hình phòng, chống dịch thời gian qua, đặc biệt bàn biện pháp “thích ứng an toàn, linh hoạt, có kiểm soát với dịch COVID-19” trong thời gian tới. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, cuộc họp này nhằm đánh giá kết quả, tình hình sau một thời gian tiến hành các biện pháp quyết liệt phòng, chống dịch. Từ đó chỉ ra những việc đã làm được, việc chưa làm được; nhận định tình hình; bàn các biện pháp “thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19”. Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung trí tuệ, thảo luận, đưa ra được các giải pháp phòng, chống dịch trong thời gian tới trên tinh thần tập trung, thống nhất, xuyên suốt, chuyên sâu từ Trung ương tới địa phương; các biện pháp phải được áp dụng khoa học, linh hoạt đối với từng ngành, địa phương, thời điểm, căn cứ tình hình thực tiễn; các bộ, ngành, địa phương phải phối hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn... Đặc biệt, trong điều kiện tiêm vaccine phòng COVID-19 chưa đủ bao phủ, công tác phòng, chống dịch COVID-19 tiếp tục cần sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng; công tác quản lý, điều hành quyết liệt, hiệu quả của các cấp chính quyền; sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và tiếp tục cần sự vào cuộc mạnh mẽ của người dân, với tinh thần người dân vừa là trung tâm, vừa là chủ thể trong phòng, chống dịch. Báo cáo của Ban Chỉ đạo tại cuộc họp cho biết, từ đầu đợt dịch thứ 4 đến ngày 22/9/2021, cả nước đã ghi nhận khoảng 714.000 ca mắc, 484.000 người đã khỏi bệnh (chiếm 68%) và 17.700 ca tử vong; có 17/62 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận ca mắc mới, 4 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát, có 1 tỉnh chưa ghi nhận ca mắc (Cao Bằng). Đến nay, số lượng vaccine đã phân bổ là hơn 50,2 triệu liều; đã tiêm được hơn 35,1 triệu liều, trong đó có khoảng 21,8 triệu người đã tiêm 1 liều vaccine và 6,9 triệu người đã tiêm đủ 2 liều. Trong 7 ngày qua, cả nước ghi nhận 73.253 trường hợp mắc mới, giảm 10,6% so với tuần trước; số tử vong trong tuần giảm 15,8 %. Đặc biệt, tại 23 địa phương thực hiện giãn cách xã hội, dịch bệnh đang từng bước được kiểm soát; số người mắc trong 7 ngày gần đây giảm 18,8% so với 7 ngày trước. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo nhận định, trên phạm vi cả nước tình hình dịch đang được kiểm soát và có nhiều chuyển biến tích cực; trong 2 tuần gần đây, số mắc cộng đồng và tử vong liên tiếp giảm. Tuy nhiên, hai tỉnh An Giang, Kiên Giang tiếp tục ghi nhận các ổ dịch mới. Một số tỉnh nới lỏng giãn cách có hiện tượng tập trung đông người, do đó nguy cơ dịch gia tăng trong những ngày tới đòi hỏi cần tiếp tục tăng cường giám sát để xử lý kịp thời, với tinh thần không được chủ quan, lơ là. Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo, các đại biểu đã tập trung thảo luận đánh giá về các giải pháp mà Ban Chỉ đạo đã đưa ra, thực hiện trong thời gian qua; phân tích khía cạnh chuyên môn; bài học kinh nghiệm trong phòng, chống dịch... Trong đó khẳng định chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch đang thực hiện như hiện nay là đúng hướng, cần kiên định thực hiện. Đặc biệt, các đại biểu đã thảo luận các biện pháp cụ thể cần thực hiện tiếp theo để đảm bảo an toàn, hiệu quả trước việc một số địa phương đã và sẽ nới lỏng giãn cách xã hội. Quang cảnh cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho biết, sau một thời gian kiện toàn, Ban Chỉ đạo và các Tiểu ban của Ban Chỉ đạo đã ban hành các quy chế và hoạt động một cách trơn tru, bài bản, tập trung và hiệu quả; khẳng định, tình hình dịch COVID-19 đang từng bước được kiểm soát, với số người mắc trong cộng đồng và số ca tử vong liên tiếp giảm... Tuy nhiên, tại một số ít địa phương dịch bệnh vẫn chưa có tiến triển rõ rệt. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù có một số chỉ số tích cực, song dịch vẫn diễn biến phức tạp. Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ rõ một số hạn chế trong công tác phòng, chống dịch nói chung như: Việc tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu. Tốc độ xét nghiệm vẫn chậm hơn tốc độ lây lan của dịch. Công tác đảm bảo an sinh xã hội vẫn sót lọt một số đối tượng. Một số nơi thiếu điều kiện thực hiện “4 tại chỗ”, cần được phối hợp, hỗ trợ, chi viện giữa các cấp và địa phương. Vẫn còn hiện tượng chủ quan, lơ là, nhất là khi đã kiểm soát được một số chỉ số của dịch bệnh; còn hiện tượng tụ tập đông người khi nới lỏng giãn cách xã hội. Các biện pháp về công nghệ vẫn chưa hoàn thiện. Công tác truyền thông vẫn thiếu chủ động. Phòng, chống dịch tại một số địa phương chưa linh hoạt, cần căn cứ tính phổ biến, tính đặc thù và cần kết hợp hài hòa giữa các ngành, địa phương, đơn vị... để thực hiện. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, qua quá trình phòng chống dịch, nhất là trong đợt dịch lần thứ 4 này chúng ta đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý; đồng thời hiểu rõ hơn về virus gây dịch bệnh; nhận ra được những việc đã làm được và cả những việc chưa làm được để điều chỉnh nhằm phòng, chống dịch hiệu quả hơn. Người đứng đầu Chính phủ khẳng định, các giải pháp phòng, chống dịch mà Việt Nam đã và đang thực hiện cơ bản là phù hợp, đúng hướng, hiệu quả, nhất là trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, trong khi dịch bệnh mới, nguy hiểm, diễn biến nhanh chóng, khó lường… Trên cơ sở phân tích, nhận định tình hình và các ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện một số định hướng lớn, biện pháp chủ yếu phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới. Theo đó, trong công tác chỉ đạo cần gắn với giám sát, kiểm tra; việc triển khai thực hiện phải quyết liệt, hiệu quả trên tinh thần “thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19” và dựa trên các nguyên tắc “y tế là trụ cột, trung tâm; kinh tế là cơ sở, nền tảng; dữ liệu, khoa học, công nghệ là then chốt; ổn định chính trị, xã hội là trọng yếu, thường xuyên; vaccine, thuốc chữa bệnh và ý thức của người dân là điều kiện tiên quyết; an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Về các nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tiếp tục đẩy mạnh chương trình tiêm chủng đảm bảo an toàn, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp và theo thứ tự ưu tiên như người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, vaccine cho trẻ em...; tiếp tục thúc đẩy chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine, thuốc, sinh phẩm, thiết bị y tế phòng, chống dịch ở trong nước; tiếp tục hỗ trợ, chi viện cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An… nhanh chóng khống chế, kiểm soát dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống dịch ngay tại cơ sở, nhất là việc đảm bảo y tế, an sinh xã hội cho người dân. Các bộ, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với nhau để “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, khôi phục sản xuất, kinh doanh; chủ động truyền thông để “dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm”; nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ và triển khai hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch đúng đối tượng, đặc biệt là chính sách hậu phương cho những lực lượng tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch, có chế độ và khen thưởng kịp thời, thỏa đáng đối với lực lượng trên tuyến đầu chống dịch. Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, đồng thời với việc phòng, chống dịch COVID-19, khôi phục, phát triển kinh tế, các bộ, ngành, địa phương phải đẩy mạnh phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong phòng, chống dịch như trong mua sinh phẩm, thuốc, trang thiết bị y tế; đấu tranh và xử lý nghiêm theo pháp luật đối với nạn tin giả, hành vi xuyên tạc, gây hoang mang trong nhân dân, mất đoàn kết, nghi ngờ trong nội bộ, ảnh hưởng tới ý chí của lực lượng trên tuyến đầu chống dịch. PV (Theo TTXVN) Continue reading...
Top Bottom
Đăng chủ đề