KHÓA HỌC NHÂN SỰ VÀ KỸ NĂNG MỀM SẮP KHAI GIẢNG TẠI SPRINGO! Tìm hiểu thêm

Quản trị - Phát triển Con người & Tổ chức - SprinGO Consultant
  • hot.gif ĐỪNG BỎ LỠ: mui_ten_1.gif

I. Cách tính lương hưu năm 2024 đối với NLĐ đóng BHXH bắt buộc


Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức lương hưu hằng tháng đối với người đóng BHXH bắt buộc được tính theo công thức sau đây:

Mức lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH)

Trong đó:

(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

- Đối với nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

- Đối với nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Lưu ý:

+ Đối với người hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng cũng sẽ được tính như trên, nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%; trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

+ Đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH nghỉ hưu theo quy định: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH; từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.


(2) Xác định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH:

(2.1) Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (Mbqtl) đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này được tính như sau:

+ Đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 01/01/1995:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 60 tháng​

+ Đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/2000:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 72 tháng​

+ Đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2006:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 96 tháng​

+ Đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01/01/2007 đến ngày 31/12/2015:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 120 tháng​

+ Đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2019:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 180 tháng​

+ Đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2020 đến ngày 31/12/2024:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc / 240 tháng​

+ Đối với NLĐ bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 01/01/2025 trở đi:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của của toàn bộ thời gian đóng / Tổng số tháng đóng BHXH​

(2.2) Căn cứ Khoản 2 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được tính như sau:

Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH / Tổng số tháng đóng BHXH​

(2.3) Căn cứ Khoản 3 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được tính như sau:

Mbqtl = (Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định) / Tổng số tháng đóng BHXH​

(2.4) NLĐ có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên theo các mức tiền lương thuộc công việc sau đây chuyển sang làm công việc khác mà đóng BHXH có mức lương thấp hơn thì khi nghỉ hưu được lấy mức lương cao nhất của công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định hoặc mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm nêu tại điểm (2.1) để tính mức bình quân tiền lương làm cơ sở tính hưởng lương hưu:

- Đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội nhân dân, sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân chuyển ngành làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.

(2.5) NLĐ có thời gian đóng BHXH trước ngày 01/10/2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng BHXH từ ngày 01/01/2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng BHXH được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng BHXH.

(2.6) NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng BHXH bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.

Trường hợp NLĐ chuyển sang ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng BHXH làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu thực hiện theo điểm (2.1).

luong-huu-duoc-tinh-nhu-the-nao.png


Hướng dẫn cách tính lương hưu năm 2024 mới nhất (Hình từ internet)

II. Cách tính lương hưu năm 2024 đối với người tham gia BHXH tự nguyện


Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP thì mức lương hưu hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện được tính theo công thức sau đây:

Mức lương hưu hằng tháng = (Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng) x (Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH)

Trong đó:

(i) Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính như sau:

- Đối với nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 20 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

- Đối với nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

(ii) Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH:

Căn cứ Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được xác định như sau:

- Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.

- Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh như sau:

+ Thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh của từng năm bằng thu nhập tháng đã đóng BHXH của từng năm nhân với mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm tương ứng;

+ Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hằng năm và được xác định bằng công thức sau:

Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm t = (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm liền kề trước năm người tham gia BHXH tự nguyện hưởng BHXH tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%) / (Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm của năm t tính theo gốc so sánh bình quân của năm 2008 bằng 100%)​

Trong đó:

++ t: Là năm bất kỳ trong giai đoạn điều chỉnh;

++ Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH của năm t được lấy tròn hai số lẻ và mức thấp nhất bằng 1 (một).

- Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định thì mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính như trên, trong đó thu nhập tháng đã đóng BHXH theo phương thức đóng một lần cho những năm còn thiếu nhận mức điều chỉnh bằng 1 (một).

III. Chế độ trợ cấp một lần khi nghỉ hưu


(a) Đối với NLĐ đóng BHXH bắt buộc

Căn cứ quy định tại Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì NLĐ có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

(b) Đối với người tham gia BHXH tự nguyện

Căn cứ quy định tại Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng BHXH thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
 

1. File Excel tính tiền lương hưu hằng tháng 2024 đối với người lao động



1.1. Tính hữu ích File Excel tính tiền lương hưu hằng tháng 2024 đối với người lao động


Với File Excel này sẽ thuận tiện trong việc tính toán số tiền lương hưu hằng tháng mà mình được hưởng.

1.2. Lưu ý khi sử dụng File Excel tính tiền lương hưu hằng tháng 2024 đối với người lao động


(i) Chỉ cần nhập Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội vào ô màu vàng sẽ hiện ra kết quả tiền lương hưu hằng tháng tại ô màu xanh (đối với lao động nam), ô màu cam (đối với lao động nữ).

(ii) File Excel này áp dụng đối với việc tính tiền lương của người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.

(iii) Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là trung bình của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.


2. Căn cứ pháp lý để lập File Excel tính tiền lương hưu hằng tháng 2024 đối với người lao động


File Excel tính tiền lương hưu hằng tháng 2024 đối với người lao động được lập dựa vào các quy định pháp luật sau đây:

- Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

- Khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.


[INFORMATION="Căn cứ pháp lý"]

Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng - Luật Bảo hiểm xã hội 2014


1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

4. Mức lương hưu hằng tháng của lao động nữ đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 54 được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau: đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này. Từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

5. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 của Luật này.

6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần - Luật Bảo hiểm xã hội 2014

...

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

[/INFORMATION]
 

Đính kèm

Facebook Comment

Nhập từ khóa để tìm kiếm bài viết

Xem thêm

Tiền lương làm thêm giờ được quy định như thế nào? Theo Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì tiền lương làm thêm giờ theo khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 được quy định như sau: Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm...
Trả lời
0
Xem
166
Cần điều kiện gì để được cộng thêm số ngày phép theo thâm niên? Theo quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 như sau: "Điều 113. Nghỉ hằng năm 1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao...
Trả lời
0
Xem
312

Zalo Comment:

Tìm kiếm thuật ngữ chuyên ngành

Hãy nhập nội dung cần tìm

Similar threads

  • Dán lên cao
1.THU: tăng, giảm, điều chỉnh lương: 2. SỔ THẺ: thẻ mất, hỏng; mất, hỏng, chốt 3. Ốm đau-TS-DS Tải tài liệu đầy tủ tại: https://drive.google.com/file/d/1YUWVcPDJNyfcDqDYbGywJuBiIUYgYU9m/view?usp=sharing
Trả lời
0
Xem
58
Hồ sơ hưởng BHXH một lần đối với người lao động nước ngoài
Trả lời
0
Xem
350
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định thế nào? Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng...
Trả lời
0
Xem
176

HỖ TRỢ NHANH

SprinGO Excel Nhân sự
Pháp Luật LĐ-BHXH-TNCN
HR - English -SprinGO
Share Job + Share CV
Hỗ trợ trực tuyến
0984 39 43 38
0969 79 89 44

Top Bottom
Đăng chủ đề