Có gì mới?
Blue
Red
Green
Orange
Voilet
Slate
Dark

Lời nói của người đứng đầu quyết định sự hưng vong quốc gia

hrspring.tides

Administrator
Staff member
Tham gia
Bài viết
11,605
Điểm tương tác
85
Offline
Lời nói của người đứng đầu quyết định sự hưng vong quốc gia

Trong Luận Ngữ, Khổng Tử viết: “Một lời nói hưng quốc, một lời nói suy quốc". Vì sao lại như vậy?

Lỗ Định Công hỏi: “Chỉ một lời nói có thể khiến quốc gia hưng thịnh, có lời nói như vậy sao?”

Khổng Tử đáp: “Lời là nói ra như thế. Tuy nhiên, người ta nói rằng: ‘Thân làm quân vương quả thực rất khó khăn, làm quân thần cũng chẳng dễ dàng’. Nếu như thấu tỏ được nỗi khốn khó nhọc nhằn khi làm quân vương quần thần, vậy chẳng phải một lời nói của họ gần như có thể khiến quốc gia hưng thịnh hay sao?”

Lỗ Định Công lại hỏi: “Một câu nói có thể khiến quốc gia suy bại, có câu nói như vậy sao?”

Khổng Tử đáp: “Lời là nói ra như thế. Tuy nhiên, người ta nói rằng: ‘Ta làm quốc vương chẳng có niềm vui nào khác, chỉ là ta nói lời gì đều không có ai dám đối kháng'. Nếu như lời nói ra chính xác không có ai đối kháng, thì chẳng phải rất tốt hay sao? Nếu như lời nói ra không chính xác mà cũng không có ai đối kháng, đó chẳng phải gần như một lời nói có thể khiến quốc gia diệt vong sao?”

Khổng Tử cho rằng, nếu như quân vương biết được trách nhiệm “làm quân vương khó", thì lời nói ra sẽ rất thận trọng, cẩn thận tỉ mỉ, như đi trên băng mỏng vậy; biết được “làm quần thần không dễ", thì cũng sẽ lịch sự đối đãi với quần thần, khiêm tốn lắng nghe lời can gián, không dùng bạo lực đe dọa, như vậy vua tôi đồng tâm trị vì quốc gia, vậy nên câu nói thông qua suy xét kỹ lưỡng cho đất nước và bách tính cũng đồng dạng như “một lời nói hưng quốc” vậy.

ntdvn_khong-tu-la-ai.jpg
Khổng Tử nói:...‘Thân làm quân vương quả thực rất khó khăn, làm quân thần cũng chẳng dễ dàng’...(Ảnh tổng hợp)
Ngược lại, nếu như quân vương chỉ nhất mực cố chấp theo ý kiến của bản thân, độc tài chuyên chế, điều quân vương nói là đúng thì không ai dám nói sai; điều quân vương nói sai thì không ai dám có ý kiến phản đối, như vậy thần tử chỉ làm những việc trong bổn phận của họ, nịnh thần theo đó mà cung phụng tán dương quân vương, cận thần trung ngôn thấy khó nghe liền can gián, kết cục phải chịu hậu quả tồi tệ. Vậy nên, lời nói không thông qua suy xét kỹ lưỡng ấy chẳng giống như “một lời nói suy quốc" sao? Hay cũng chính là nói ngôn hành của người ra quyết sách chiếu chỉ có quan hệ mật thiết với sự hưng vong của quốc gia, không thể không thận trọng.



Tùy Dương Đế không nghe lời khuyên can, khiến giang sơn hưng thịnh trở nên suy bại
Tùy Dương Đế cậy bản thân có tài mà khoe khoang, ngạo mạn, tự cao tự đại, trước sau đều không nghe lời khuyên răn của người khác, thậm chí còn nói rằng: “Nếu chống lại ý của ta, hiện thời không giết nhưng sau ắt sẽ giết". Tùy Dương Đế lên ngôi không lâu đã cho đại tu các công trình xây dựng, thưởng công vô độ, truy cầu hưởng lạc, chu du tứ hải. Tể tướng Tô Uy trực tiếp khuyên can ông, nhưng Dương Đế không nghe. Cao Dĩnh, Hạ Nhược Bật, Vũ Văn Bật cùng những người khác cũng cùng đến khuyên can, Dương Đế lại gắn cho họ tội danh phỉ báng triều chính, xử tất cả tội chết.

Tại vị 20 năm, sự bạo chính chuyên chế của Tùy Dương Đế khiến Trời người phẫn nộ, ngọn lửa khởi nghĩa của người nông dân bùng cháy tứ phương, nhưng trong triều tuyệt nhiên không một ai dám nói lời chân thật với đế vương. Cứ như vậy, Tùy Dương Đế đã làm suy tàn cơ nghiệp giang sơn chính trị ổn định, kinh tế phồn hoa mà Tùy Văn Đế đã tận tâm dốc lòng xây dựng được trong vòng bốn năm ngắn ngủi.

uong-de-cua-diem-lap-ban-600-673-hoa-si-thoi-duong.jpg
Tranh vẽ Tùy Dương Đế của Diêm Lập Bản (600 - 673), họa sĩ thời Đường. (Ảnh: Wikipedia)Đường Thái Tông nhìn người như gương, tự chính ngôn hành bản thân
Đường Thái Tông ghi nhớ sâu sắc bài học cự tuyệt lời trung ngôn chân chính của quần thần của Tùy Dương Đế năm xưa, ông đã nói với các đại thần rằng: “Ta đọc Tùy Dương Đế Tập, văn hành quả thật thâm áo bác đại, Tùy Dương Đế cũng đã từng tán dương vua Nghiêu, Thuấn, phê bình Kiệt Trụ (Vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương), nhưng tại sao làm việc lại không được như vậy!”

Ngụy Trưng đáp: “Từ xưa đến nay, làm quân vương vốn khó, bởi lẽ chỉ cần xuất ngôn liền biến thành chuyện thiện hoặc ác. Nếu như quân vương sau khi nói có thể nghe lời khuyên của các quần thần về những chỗ thiếu sót của bản thân, quốc gia tất sẽ hưng thịnh; còn nếu như sau khi nói mà chỉ muốn để người khác phục tùng, quốc gia tất sẽ diệt vong. Cổ nhân giảng: ‘Một lời nói hưng bang, một lời nói suy quốc’".



Vậy nên cho dù có là Thánh nhân, cũng cần khiêm nhường tiếp thu ý kiến của người khác. Như vậy, người có trí huệ sẽ hiến xuất mưu lược của bản thân, người dũng cảm cũng sẽ tận lực dốc tâm sức. Tùy Dương Đế tự cao bản thân có tài, mười phần kiêu ngạo tự đại, ngoài miệng khen vua Nghiêu, vua Thuấn, nhưng làm việc thì lại như Kiệt Trụ, còn không tự nhận ra, cuối cùng dẫn đến diệt vong".

ntdvn_anh-chup-man-hinh-2020-07-03-luc-114244.jpg
Vậy nên cho dù có là Thánh nhân, cũng cần khiêm nhường tiếp thu ý kiến của người khác. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)
Đường Thái Tông nói: “Chuyện này qua đi cũng không lâu, chúng ta cần phải ghi nhớ làm bài học giáo huấn".

Vì để liễu giải và cải thiện được những lợi ích và tổn thất do việc thực thi chính sự tạo thành, Đường Thái Tông đã khuyến khích các quần thần đưa ra lời góp ý, mở rộng quyền can gián của các quan chức, yêu cầu tất cả các quyết định đưa ra đều phải rõ ràng thông suốt, không được không tuân theo. Ví như Ngụy Trưng thường nỗ lực khuyên can người khác, tuy rằng trước đó ông từng là thân thích của Thái Tử Lý Kiến Thành, nhưng Đường Thái Tông không hề vì chuyện cũ, mà vẫn tin tưởng giao nhiệm ông làm quan can gián, cho phép Ngụy Trưng trực tiếp tham gia xét hỏi các vấn đề tổn thất và lợi ích việc chính sự, hơn nữa còn rất được trọng dụng. Ngụy Trưng đã tâu sớ hàng chục lần, Đường Thái Tông đều khiêm nhường lắng nghe, tự cải thiện chính mình. Đường Thái Tông tấm lòng thoáng đãng tự cải chính ngôn hành tự thân, quần thần vì vậy mà không ngại nói thẳng nói thật, sự tín nhiệm không nghi ngờ này là phẩm hạnh quan trọng nhất hun đúc thành những bậc hiền vương thanh quan trong triều.

Anh Kỳ
 
Có thể bạn không muốn bỏ lỡ?

codevn_fb_comment

Top Bottom