Có gì mới?
Blue
Red
Green
Orange
Voilet
Slate
Dark

Chế độ thai sản cho NLĐ

Minh Tuyết

HR New Member
Tham gia
Bài viết
8
Điểm tương tác
4
Offline
Theo quy định tại Điều 31 - Luật BHXH năm 2014 , người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, triệt sản;
  • Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
Tuy nhiên, cần lưu ý về thời gian tham gia để được hưởng chế độ này của một số đối tượng:
  • Lao động nữ sinh con, nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh hoặc nhận nuôi con nuôi.
  • Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh.
Ngoài ra, người lao động đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thôi việc trước khi sinh hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ này.
II. THỦ TỤC BHX VỀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN CHO NLĐ

Bước 1: Báo giảm NLĐ nghỉ thai sản

Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con tổng là 6 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 2 tháng.
a) Thành phần hồ sơ:
Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (D02-TS);

Bảng kê hồ sơ nếu phát sinh truy thu.
b) Thời gian giải quyết hồ sơ: 7 ngày làm việc
c) Hướng dẫn kê khai hồ sơ:
Mẫu D02 – TS: Đối với trường hợp báo giảm nghỉ thai sản, cột Ghi chú ghi rõ Nghỉ thai sản + ngày thực tế mà người lao động bắt đầu nghỉ tại đơn vị.
(Tham khảo bài viết Cách lập Mẫu D02 – TS danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN)
Mẫu Bảng kê hồ sơ: Các giấy tờ làm căn cứ kê khai
Trường hợp NLĐ đã sinh con thì đơn vị nhập thông tin Giấy khai sinh/Giấy chứng sinh làm căn cứ;

Trường hợp NLĐ chưa sinh con: Do NLĐ nghỉ trước sinh nhiều nên nếu NLĐ có đơn xin nghỉ thì sử dụng số trong đơn xin nghỉ để làm căn cứ;

Nếu ko có thì mới sử dụng Bảng lương.
(Tham khảo bài viết Hướng dẫn lập Bảng kê hồ sơ theo Quyết định 959/BHXH VN)
Hiện nay, hồ sơ báo giảm lao động nghỉ thai sản các bạn thực hiện nộp qua điện tử: https://www.youtube.com/watch?v=mydollupig8
Bước 2: Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
a) Thời gian hưởng chế độ thai sản gồm:

- Nghỉ đi khám thai; 5 lần/ kỳ mang thai. mỗi lần nghỉ 1 ngày.
- Nghỉ do sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai;
  • Nghỉ khi sinh con;
  • Nghỉ khi nhận con nuôi;
  • Nghỉ khi thực hiện các biện pháp tránh thai;

  • Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi (2 tháng tiền lương 1.490.000đ)
Hồ sơ chế độ thai sản gồm:
Mẫu 01B-HSB Danh sách đề nghị hưởng trợ cấp thai sản ( Quyết định 166/ QĐ -BHXH )

Giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh bản sao công chứng;

Giấy xác nhận phẫu thuật hoặc giấy ra viện đối với trường hợp phải phẫu thuật.
b) Thời gian nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

Đơn vị trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.
=> Tức là trong vòng 55 ngày kể từ ngày NLĐ đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan BHXH, quá hạn sẽ không được giải quyết.
 

codevn_fb_comment

Top Bottom