Có gì mới?
Blue
Red
Green
Orange
Voilet
Slate
Dark

Tính thâm niên cho nhân viên và ngày nghỉ phép

ThuHuong

HR New Member
Tham gia
Bài viết
4
Điểm tương tác
2
Offline
Cho em hỏi bên công ty em :
Lao đông nữ đi làm dc năm sau đó nghỉ sinh con , sau đó quay lại công ty làm rồi lại sinh con tiếp sau đó lại quay lại tiếp tục làm
=> như vậy khi tính thâm niên và tính ngày nghỉ phép cho lao động đó thì tính như nào ạ
 

HrSpring

Administrator
Staff member
Tham gia
Bài viết
158
Điểm tương tác
59
Offline
Cho em hỏi bên công ty em :
Lao đông nữ đi làm dc năm sau đó nghỉ sinh con , sau đó quay lại công ty làm rồi lại sinh con tiếp sau đó lại quay lại tiếp tục làm
=> như vậy khi tính thâm niên và tính ngày nghỉ phép cho lao động đó thì tính như nào ạ

Theo Điều 6 của Nghị định số: 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm như sau:
  • Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.
  • Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.
  • Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.
  • Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.
  • Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
  • Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.
  • Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
  • Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.
  • Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Như vậy căn cứ vào quy định nêu trên và theo đề bài, thời gian nghỉ chế độ thai sản 6 tháng của người lao động phải được cộng vào số tháng làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm tương ứng.

Căn cứ điểm c Khoản 3 Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ- CP Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội không tính là thời gian hưởng phụ cấp thâm niên . Quy định này có nghĩa là thời gian nghỉ thai sản bình thường theo quy định vẫn được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, nếu có thời gian nghỉ vượt quá sẽ không tính thời gian nghỉ vượt quá.
Như vậy, lao động nữ nghỉ thai sản trong khoảng thời gian quy định như trên vẫn được tính là thời gian hưởng phụ cấp thâm niên. Thời gian nghỉ vượt quá không được tính là thời gian hưởng phụ cấp thâm niên.
 

leonguyenz

HR Staff
Tham gia
Bài viết
31
Điểm tương tác
39
Offline
Theo Điều 6 của Nghị định số: 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm như sau:
  • Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.
  • Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.
  • Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.
  • Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.
  • Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
  • Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.
  • Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
  • Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.
  • Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Như vậy căn cứ vào quy định nêu trên và theo đề bài, thời gian nghỉ chế độ thai sản 6 tháng của người lao động phải được cộng vào số tháng làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm tương ứng.

Căn cứ điểm c Khoản 3 Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ- CP Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội không tính là thời gian hưởng phụ cấp thâm niên . Quy định này có nghĩa là thời gian nghỉ thai sản bình thường theo quy định vẫn được tính hưởng phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, nếu có thời gian nghỉ vượt quá sẽ không tính thời gian nghỉ vượt quá.
Như vậy, lao động nữ nghỉ thai sản trong khoảng thời gian quy định như trên vẫn được tính là thời gian hưởng phụ cấp thâm niên. Thời gian nghỉ vượt quá không được tính là thời gian hưởng phụ cấp thâm niên.
Nhấn mạnh: lao động nữ nghỉ thai sản trong khoảng thời gian quy định như trên vẫn được tính là thời gian hưởng phụ cấp thâm niên. Thời gian nghỉ vượt quá không được tính là thời gian hưởng phụ cấp thâm niên.
 

codevn_fb_comment

Top Bottom